Quá trình sinh con: Giai đoạn 2 – Sinh nở

Khi bắt đầu vào giai đoạn thứ hai của quá trình sinh con, các cơn co thắt có thể giãn ra một chút và cho bạn cơ hội để nghỉ ngơi giữa các cơn co thắt, dồn sức vào phút cuối.


Phần 1 : Chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh con
Phần 2 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ
Phần 3 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinh
Phần 4 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Co thắt chuyển dạ
Phần 6 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 3 – Sau khi sinh

Một khi cổ tử cung của bạn giãn ra hết cỡ, giai đoạn tiếp theo của quá trình sinh con bắt đầu: thai nhi đi xuống lần cuối và chuẩn bị ra đời.

Nhiều phụ nữ nhận thấy các cơn co thắt của họ trong giai đoạn này dễ xử lý hơn các cơn co thắt trong kỳ co thắt mạnh của giai đoạn trước bởi vì áp lực tống đẩy em bé ra ngoài giúp họ giảm đau. Một số người khác lại không thích cảm giác này.

Nếu bé yêu đang ở rất thấp trong xương chậu, bạn sẽ cảm thấy một sự kích thích để đẩy khi giai đoạn thứ hai vừa bắt đầu, thậm chí từ sớm hơn. Nếu em bé của bạn vẫn còn ở tương đối cao, có thể bạn sẽ chưa có cảm giác này ngay lập tức.

Khi tử cung của bạn co bóp, nó gây sức ép lên bé để di chuyển bé xuống đường sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, nên từ tốn để cho tử cung của bạn làm việc, cho đến khi cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong làm cho bạn muốn đẩy em bé ra ngoài. Việc chờ đợi này giúp bạn đỡ mất sức và đuối vào phút cuối.

Tuy nhiên, trong nhiều bệnh viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí từng cơn co thắt với nỗ lực thúc bé nhanh di chuyển xuống phía dưới để tăng tốc quá trình sinh con thay vì chờ đợi. Vì vậy, nên nói cho bác sĩ biết nếu muốn đợi cho đến khi bạn cảm thấy một sự thôi thúc tự nhiên để sinh con.

chuyen-da-sinh-con (1)

Nếu bạn chọn cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh con có thể làm giảm sự thôi thúc đẩy này, vì vậy bạn có thể không cảm thấy nó cho đến khi đầu em bé đã ló ra một chút. Sự kiên nhẫn sẽ làm cho quá trình này kỳ diệu hơn.

Bé di chuyển xuống đường sinh

Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Qua từng cơn co thắt, lực ép lên tử cung kết hợp với lực ép trên cơ bụng của bạn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.

Khi các cơn co thắt đi qua và tử cung của bạn được nghỉ ngơi, đầu của bé sẽ hơi rút xuống một chút theo nguyên tắc “xuống 2 bước lên 1 bước”. Thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi tìm thấy tư thế phù hợp với bạn một cách có hiệu quả. Việc thay đổi tư thế liên tục trong lúc sinh con là chuyện bình thường.

Khi đã thấy đỉnh đầu của bé lấp ló

Sau một thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, sẽ bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn đẩy. Chẳng bao lâu sau, da đầu của bé sẽ lộ ra. Đây là một khoảnh khắc rất tuyệt và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng quá trình sinh con cũng đã gần kết thúc. Bạn có thể yêu cầu xem qua gương để có thể nhìn thấy phần đầu tiên trong cơ thể của con bạn. Bạn có thể cố gắng cúi xuống và chạm vào đỉnh đầu của bé.

Bây giờ sự thôi thúc để đẩy trở nên hấp dẫn hơn. Với từng cơn co thắt, đầu của bé sẽ ngày càng ló ra nhiều hơn. Lúc này, áp lực đầu của bé vào đáy chậu của bạn sẽ rất mạnh. Bạn có thể cảm thấy trong người rất nóng hoặc cảm giác như bị châm chích vì các mô của bạn bắt đầu được căng ra.

Đầu em bé ra ngoài như thế nào?

Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Niềm vui sinh con ngày một dâng lên khi lần lượt từng phần trên khuôn mặt bé xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.

Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.

chuyen-da-sinh-con (2)

Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh con đã hoàn tất!

Cuối cùng, bạn đã đươc ôm bé vào lòng!

Khi từ bụng mẹ chuyển qua sống trong bầu khí quyển, bé cần phải được giữ ấm và được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ nhanh chóng hút miệng và mũi bé một lần nữa nếu như bé còn nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.

Nếu không có gì bất thường, bé sẽ được đặt lên bụng của bạn để bạn có thể chạm vào, hôn hay chỉ đơn giản là nhìn bé. Sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ làm cho bé dễ chịu và ấm áp. Bé sẽ được quấn kỹ trong một tấm chăn ấm áp và có lẽ bé sẽ được đội chiếc mũ đầu tiên của mình để giữ ấm cơ thể.

chuyen-da-sinh-con (3)

Bác sĩ sẽ kẹp dây rốn của bé ở hai vị trí và sau đó sẽ cắt khoảng giữa 2 vị trí này. Chồng của bạn có thể sẽ được vinh dự mời làm việc này.

Lúc này bạn sẽ đắm chìm trong những cảm xúc lẫn lộn như hưng phấn, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên cảm giác căng thẳng cũng được giảm đi. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay tràn đầy năng lượng,…

chuyen-da

Giai đoạn thứ 2 sẽ kéo dài trong bao lâu?

Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.

Theo Marrybaby

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x