1. Sắp xếp giờ ăn cố định
- Nguyên nhân và cách xử lý nôn trớ ở trẻ em
- Câu chuyện qua ảnh của các em bé sinh non: ngày ấy và bây giờ
- Thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi vừa uống sữa
- Cẩn thận với tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em Việt Nam
Bạn hãy lên lịch cho thời gian ăn bữa chính và bữa phụ, để giúp bé cảm nhận được cảm giác no và đói. Hãy lập ra thời khóa biểu cụ thể cho các bữa ăn trong ngày, giống như các trường mầm mon đã rất thành công, ví dụ: bữa sáng 7-7h30, bữa phụ 9-9h30, bữa trưa 11-12h, bữa phụ chiều: 3-3h30, bữa tối; 6-7h, bữa sữa cuối ngày: 9h. Thời gian các bữa ăn nên cách nhau từ 2 đến 4 tiếng. Giữa các bữa chính và bữa phụ, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc, tuyệt đối không cho bé ăn vặt hay uống nước ngọt.
Giờ giấc của các bữa ăn nên được sắp xếp dựa trên thói quen của gia đình, nên lưu ý đến thời gian làm việc, ngủ trưa… Hãy đảm bảo các bữa ăn đúng thời khóa biểu bạn đặt ra trong 2 tuần, sau đó đánh giá lại lịch ăn này có phù hợp không và tình hình hiện tại có khả quan không. Nếu lịch ăn này không hiệu quả và khó thực hiện quá, bạn có thể điều chỉnh dựa trên nhu cầu của gia đình.
2. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Trước hết, hãy lên danh sách các loại thức ăn mà gia đình bạn thường sử dụng. Xoay vòng thức ăn trong danh sách và phải đảm bảo rằng trong mỗi bữa ăn có ít nhất một trong các món sau: Trái cây hoặc rau củ; ngũ cốc hoặc viên bổ sung. Nên chú ý nhãn của thực phẩm để lựa chọn loại chứa nhiều sắt và vitamin B hơn; quả hạch hoặc hạt, thịt tươi, thịt gia cầm, các, tôm, các loại đậu, sản phẩm làm từ sữa. Nên chọn ít nhất hai món cho các bữa chính và bữa phụ. Nên chọn thực phẩm tươi, không nên chọn những thực phẩm được chế biến sẵn vì đã mất dinh dưỡng và vitamin.
Chế biến những thực phẩm này cho phù hợp với việc cho trẻ ăn, ví dụ xay nhuyễn, băm nhỏ, nấu mềm…
3. Kiến tạo bữa ăn gia đình
Nên bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay khi bé có thể ăn thức ăn đặc. Nhìn người khác ăn cũng là một phần quan trọng trong việc học ăn của bé. Nếu gia đình bạn không thể sắp xếp để tất cả các bữa ăn mọi người đều có mặt thì hãy cố gắng ít nhất có một bữa ăn trong ngày sum họp cả gia đình.
Cho bé ngồi trên một cái ghế cao đủ tầm ăn cùng bàn với bạn. Nếu không có sẵn ghế, bé có thể ngồi trên lòng cha mẹ, hoặc cả nhà ngồi ăn trên sàn. Một vài thành viên trong gia đình nên ngồi đối diện với bé để bé có thể nhận biết được cách người khác ăn như thế nào.
Bạn nên đồng thời vừa ăn trong bát của mình vừa đút cho bé ăn từ bát của bé. Tuyêt đối không nhân xét về quá trình ăn của bé nhưng có thể nhận xét món ăn này tuyệt vời như thế nào và tại sao bạn thích nó. Hãy cho bé tự ăn nếu bé đã có thể cũng như cho bé chạm, chơi với thức ăn. Không lau miệng cho bé khi đang ăn, cứ để bé tự nhiên, thoải mái.
Nhiều gia đình không muốn cho trẻ ăn cùng với người lớn vì sợ bé gây lộn xộn trong bữa ăn Tại sao bạn không thử kiểm soát sự lộn xộn này bằng việc quy định hành vi của bé khi ngồi vào bàn ăn: không ném thức ăn, không lấy thức ăn từ bát của người khác mà không hỏi trước… Nếu bé không chấp hành quy định, cho bé tạm ra ngoài cho đến khi bé bình tĩnh trở lại. Kết thúc bữa ăn gia đình trong khoảng 20-30 phút.
4. Nhận biết những dấu hiệu trẻ đói
Làm đúng theo thời khóa biểu bạn đã đặt ra, hãy chú ý đến dấu hiệu cho biết bé đói. Mỗi đứa trẻ sẽ có biểu hiện no – đói không giống nhau, bạn nên theo dõi trong một tuần. Đa số trẻ đói thường rên rỉ, bụng sôi, thậm chí ăn vụng. Nếu no, nhiều bé gạt thức ăn ra khi được đưa. Thậm chí, một số bé bị ép ăn no quá đến ợ hơi.
Hãy cho bé ăn khi có dấu hiệu đói và kết thúc bữa ăn khi có dấu hiệu no. Nếu bé luôn thấy đói trước thời điểm bạn dự định cho bé ăn thì bạn cần điều chỉnh lại lịch ăn sao cho phù hợp.
5. Kiên nhẫn tập cho trẻ ăn một thực phẩm mới
Ít nhất một lần trong ngày, cho bé ăn thức ăn bé không ăn hoặc chưa từng ăn trước đây. Cho một lượng nhỏ thức ăn mới vào bát của bé cùng với 1, 2 loại thức ăn bé yêu thích. Không gây áp lực buộc bé phải ăn thức ăn mới. Cha mẹ nên nói về ưu điểm của thực phẩm mới và cả những loại thực phẩm khác để bé thấy hào hứng.
Cha mẹ nên kiên nhẫn khi tập cho bé ăn thức ăn mới. Nhiều người sau một hai lần mang thức ăn mới ra, thấy con xua tay là nản và không tập cho bé nữa. Thực tế, có những bé phải sau 10-15 lần làm quen mới chính thức ăn thức ăn mới.
6. Tìm hiểu cách nuôi ăn của gia đình
Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau:
Bạn có băn khoăn hay lo lắng cho rằng bé ăn không đủ lượng hoặc không đủ chất?
Bạn có băn khoăn rằng bé ăn quá nhiều lần hoặc quá nhiều lượng?
Bạn có hài lòng với cách ăn và những món ăn của bé?
Nếu trả lời cho 2 câu đầu tiên là có, bạn cần phải hiểu cách bạn đang cho bé ăn có đáp ứng được nhu cầu của bé không. Bạn có thể đáp ứng được nhu cầu của bé bằng cách cho bé ăn khi đói; không cho ăn khi quá nó; ăn với bé và làm mẫu cho bé; để bé tự ăn đúng lượng bé cần; cho bé ăn thực phẩm đa dạng và tốt cho sức khỏe…
Để phân biệt giữa trẻ biếng ăn thật sự và trẻ biếng ăn theo nhận xét của gia đình, bạn chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của bé. Nếu bé đáp ứng được chuẩn về chiều cao cân nặng theo lứa tuổi, bé lên cân, bé cảm thấy thỏa mãn với các bữa ăn và có cảm giác đói, bé không nhóp nhép cả ngày, bé được ăn đầy đủ các nhóm thức ăn khác nhau thì bạn không có gì phải lo lắng. Bởi thực tế có nhiều cha mẹ kỳ vọng quá cao, đặt chi tiêu bé phải cao lớn hơn cả chuẩn nên dù con mình không hề biếng ăn nhưng vẫn cho rằng bé biếng ăn.
Kim Kim