Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ

Gần tới ngày sinh, không ít mẹ bầu ở trong tâm trạng nhấp nhổm lo lắng vì không biết khi nào bé sẽ “đòi ra”. Cùng YSS tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên của quá trình sinh con nhé.


Phần 1 : Chuẩn bị tâm lý cho quá trình sinh con
Phần 3 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Chuyển dạ chuẩn bị sinh
Phần 4 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 1 – Co thắt chuyển dạ
Phần 5 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 2 – Sinh nở
Phần 6 : Quá trình sinh con: Giai đoạn 3 – Sau khi sinh

Dấu hiệu chuyển dạ

Các cơn co thắt diễn ra một cách đều đặn, cổ tử cung của bạn bắt đầu mở dần dần. Đây là lúc bạn chính thức bước vào quá trình sinh nở thực sự. Nếu bạn chuyển một cách đột ngột từ không có cơn co thắt nào sang co thắt liên tục ngay lập tức, lúc này sẽ rất khó để dự tính xem khi nào bạn sẽ sinh. Đó là bởi vì các cơn co thắt chuyển dạ sớm đôi khi rất khó phân biệt với “các cơn co thắt giả”, từ chuyên môn gọi là Braxton Hicks. Điều này sẽ làm cho việc dự sinh bị sai lệch.

Tuy nhiên, nếu chưa đủ 37 tuần và bạn thấy xuất hiện những cơn co thắt hoặc một số dấu hiệu chuyển dạ, đừng đợi để theo dõi tiến độ co thắt tiếp theo là gì, nên gọi cho bác sĩ của bạn hay nhập viện ngay lập tức để xác định xem bạn có nguy sơ sinh non hay không.

Giả sử thai đã đủ ngày đủ tháng, nếu bạn đang ở trong giai đoạn chuẩn bị lâm bồn, các cơn co thắt sẽ dần dần trở nên lâu hơn, mạnh hơn và gần nhau hơn. Dần dần, cơn co thắt sẽ đến sau mỗi 5 phút. Mỗi lần sẽ kéo dài khoảng 40 – 60 giây và cứ thế cho đến hết giai đoạn chuẩn bị lâm bồn. Một số sản phụ sẽ co thắt nhiều và liên tục hơn trong giai đoạn này. Các cơn co thắt vẫn có xu hướng tương đối nhẹ và kéo dài không quá một phút.

chuyen-da (2)

Đôi khi các cơn co thắt chuyển dạ sớm khá đau đớn nhưng lại làm cổ tử cung của bạn giãn nở chậm hơn so với bạn kỳ vọng.

Vào lúc này, bạn vẫn có thể nói chuyện, đi loanh quanh trong nhà hay đi bộ ngắn thôi. Thậm chí, bạn có thể tắm với nước ấm nếu muốn, xem video hoặc nằm ngủ khi các cơn co thắt đang diễn ra để thư giãn hơn.

Các dấu hiệu sinh gồm những gì?

Bạn có thể nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo, có thể lẫn máu. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn nhìn thấy máu ra nhiều hơn, không phải là một vệt nữa, nên gọi cho bác sĩ ngay. Tương tự như vậy đối với trường hợp bạn bị vỡ ối, ngay cả khi bạn chưa có cơn co thắt nào.

Trong trường hợp bạn đang ở tuần thai thứ 37 trở lên mà bác sĩ chưa có lưu ý đặc biệt nào, nghĩa là bạn chưa có nguy cơ sinh sớm tại nhà. Tuy nhiên, trong lần khám tiền sản sắp tới, bạn cũng cần thảo luận lại về khoảng thời gian dự sinh, thời điểm nên tới bệnh viện và lúc nào cần liên lạc với bác sĩ.

Giai đoạn chuyển dạ kết thúc khi cổ tử cung mở được khoảng 4cm và các cơn co thắt bắt đầu tăng tốc.

chuyen-da (1)

Kỳ chuyển dạ ban đầu thường kéo dài bao lâu?

Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Do đó, không hề dễ để nói chính xác giai đoạn này thường kéo dài bao lâu. Thậm chí, sau khi sinh xong cũng chưa thể xác định được việc chuyển dạ kéo dài bao lâu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn và mức độ đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt.

Với lần đầu sinh con, nếu cổ tử cung của bạn không chịu mỏng đi hoặc giãn ra để sẵn sàng sinh nở, giai đoạn này có thể mất từ 6 đến 12 giờ, tùy mỗi thai phụ mà nó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu cổ tử cung đã mở rất tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn, thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.

Mẹo nhỏ giúp bạn vượt qua kỳ chuyển dạ ban đầu

Lúc này, bạn không nên xem đồng hồ liên tục vì không cần thiết và chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để cảm nhận rõ hơn các cơn co thắt đang diễn ra bên trong như thế nào. Trong hầu hết các trường hợp, khi các cơn co thắt diễn ra một cách rõ ràng và mạnh mẽ, chính là lúc bạn cần sẵn sàng vượt cạn.

Điều quan trọng cần làm khi các cơn co thắt đang diễn ra là bạn nên nghỉ ngơi vì có thể sẽ còn một ngày hoặc đêm dài phía trước. Nếu bạn mệt mỏi, nên cố gắng chợp mắt.

Bạn cũng nên uống nhiều nước vì cơ thể sẽ cần nạp nước cho quá trình sinh nở và nhớ đi tiểu thường xuyên, ngay cả khi bạn chưa thấy mắc tiểu. Bàng quang đầy nước có thể sẽ làm cho tử cung của bạn co bóp kém hiệu quả cũng như chiếm bớt không gian trống gây khó khăn cho quá trình di chuyển xuống phía dưới của thai nhi.

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, thử một số bài tập vận động thư giãn hoặc làm điều gì đó bạn cảm thấy thoải mái để đánh lạc hướng bản thân một chút như xem một bộ phim hay đọc một cuốn sách.

Theo Marrybaby

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x