Cơm là một trong những món có mặt thường xuyên trong khẩu phần ăn mỗi ngày của các mẹ bầu Việt. Nhưng bầu có biết, lượng cơm nạp vào cơ thể mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi?
- Bé đang hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho có tiêm phòng được không?
- Thực phẩm tuyệt đối không cho trẻ ăn khi vừa uống sữa
- Người đàn bà ‘trần gian có một’
- Yêu đương hồn nhiên, phá thai dại dột
Dù cần thiết, nhưng trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình, bầu cũng không nên ăn quá nhiều cơm. Vì lượng tinh bột này có thể khiến bầu dễ bị béo phì và tiểu đường. Đặc biệt, với những mẹ bầu muốn tăng ít cân nhưng vẫn đảm bảo thai phát triển tốt, việc ăn cơm như thế nào cũng là một “nghệ thuật” mẹ cần lưu ý.
Khi nhắc đến cơm, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến 1 tác dụng duy nhất là giúp no bụng mà không biết rằng đây cũng là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào. Theo các chuyên gia, thường xuyên ăn cơm, bầu đã giúp cơ thể được lợi 6 điều sau:
– Giàu carbonhydrate, cơm cung cấp năng lượng để cơ thể duy trì hoạt động cần thiết.
– Là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất như vitamin D, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, chất xơ và sắt.
– Hàm lượng tinh bột trong cơm góp phần hỗ trợ sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bảo vệ mẹ bầu khỏi các vấn đề tiêu hóa như táo bón và xuất huyết. Đồng thời, cơm cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ, nhất là cơm gạo lứt.
– Chứa hàm lượng natri thấp, giúp duy trì mức huyết áp ổn định
– Các chất dinh dưỡng dẫn truyền thần kinh trong gạo nâu có tác dụng cải thiện sự phát triển não và chức năng nhận thức ở trẻ sơ sinh.
– Sở hữu một lượng ô-xy hóa dồi dào, thường xuyên ăn cơm sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch cho bà bầu.
Tuy nhiên, có lợi ắt cũng có hại. Ăn quá nhiều cơm, thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường trong mỗi bữa ăn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.
1/ Ăn ít cơm trong 3 tháng đầu
Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm khoảng 200 calories, tương đương với khoảng 1 chén cơm nhỏ hoặc 3-4 lát bánh mì. Thay vì năng lượng, bầu nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất. Vì đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành não, tủy sống và một số cơ quan nội tạng.
Như vậy, trong giai đoạn này, mỗi bữa bầu chỉ nên ăn một chén cơm nhỏ cùng với thức ăn. Đặc biệt tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin. Tránh ăn thực phẩm nhiều tinh bột, đường. Vì hầu hết phần năng lượng do những thực phẩm này cung cấp sẽ chỉ ảnh hưởng đến mức cân nặng của mẹ bầu.
2/ Mang thai 3 tháng giữa, ăn cơm sao cho đúng?
Tiếp tục quá trình phát triển não bộ, các giác quan và cơ quan nội tạng trong cơ thể, em bé trong bụng mẹ vẫn tiếp tục cần được bổ sung vitamin và khoáng chất, nhất là sắt và canxi. Vì vậy, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai lúc này của mẹ không thể thiếu thịt, cá, hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa. Mỗi bữa vẫn không nên ăn quá 1 chén cơm. Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để cơ thể quá no hoặc quá đói. Thay vì ăn cơm khi đói, bầu nên ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây, vừa giúp no bụng, vừa không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng.
3/ Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối: Tăng lượng cơm vừa đủ
So với 2 giai đoạn trước, 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi tăng cân nhanh và nhiều nhất. Vừa tiếp tục hoàn thiện não bộ và các cơ quan, thai nhi cũng vừa hình thành và phát triển lớp mỡ dưới da, chuẩn bị cho thời điểm chào đời của mình.
Lúc này, nếu muốn bé tăng cân nhanh, thực đơn của mẹ bầu nên bổ sung thêm chất béo, tinh bột và canxi. Bầu có thể ăn thêm nhiều cơm, nhưng nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa không nên ăn quá 2 chén cơm. Uống thêm sữa, mỗi ngày từ 2-3 ly, đồng thời uống thêm nhiều nước, nước ép trái cây.
Tuy là giai đoạn “chạy đua” cân nặng cho thai nhi, nhưng mẹ bầu cũng nên chú ý, không nên để cân nặng tăng quá nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe, vừa làm tăng nguy cơ rạn da, xệ da.
Theo Marrybaby