Khi mang thai, khoảng 2-10% mẹ bầu “dính” phải tiểu đường thai kỳ, bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên chủ động kiểm soát lượng đường trong máu trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, mức đường huyết như thế nào là bình thường? Điều này không phải mẹ bầu nào cũng biết.
- Có nên cắt “tóc máu” cho trẻ sơ sinh hay không?
- Cái kết có hậu của người mẹ nhận chết thay con
- Những đau đớn ám ảnh đến cuối đời từ chính sách một con ở Trung Quốc
- Thai nhi tuần 1
1/ Đường huyết khi mang thai, như thế nào là bình thường?
Khác với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
– Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu
– Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu
– Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu
2/ Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Nếu muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:
– Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30
– Đã từng sinh bé có trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn
– Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị
3/ Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như tiền sản giật, sảy thai, thai chết lưu, sinh non… Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ của những mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ cao hơn rất nhiều, do thai nhi có trọng lượng phần thân trên khá lớn. Những bé có mẹ bị tiểu đường khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, hô hấp hay dễ bị hạ đường huyết cao hơn.
4/ Xử trí khi bị tiểu đường thai kỳ
– Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi những biến động và chủ động phòng ngừa để kiểm soát lượng đường trong máu.
– Uống thuốc theo hướng dẫn: Trong một số trường hợp, bac sĩ sẽ cho bạn thuốc để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Không nên tự ý mua thuốc điều trị vì một số loại thuốc tiểu đường có thể không an toàn với phụ nữ mang thai.
– Ăn uống lành mạnh: Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bạn hạn chế những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ.
– Luyện tập thường xuyên: Với 30 phút luyện tập mỗi ngày giúp cơ thể dung nạp glucose tốt hơn, giảm hẳn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hay bơi lội.
5/ Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Đối với những mẹ bị tiểu đường khi mang thai, chế độ dinh dưỡng lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ bầu kiểm soát cũng như ổn định mức đường huyết.
– Tránh những thực phẩm nhiều đường: Do cơ thể không sản sinh đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa năng lượng từ glucose, bạn càng ăn nhiều đường, mức đường trong máu bạn càng cao. Đối với những thực phẩm đóng gói, mẹ nên lưu ý kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.
– Bổ sung thực phẩm chứa carbohydrate dạng phức tạp như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Các loại thực phẩm này giải phóng đường chậm, tạo điều kiên cho cơ thể có đủ thời gian chuyển hóa.
– Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây… Ưu tiên các loại rau không tinh bột, đậu và trái cây như táo, lê, chuối, xoài và đu đủ.
– Duy trì thực phẩm có hàm lượng chất béo ở mức cơ bản, cơ thể mẹ bầu cần chất béo để chuyển hóa các loại vitamin và khoáng chất. Mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu oliu, dầu thực vật…
– Nên ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, gồm 3 bữa chính và 2,3 bữa phụ. Lưu ý không nên bỏ qua bữa sáng.
Theo Marybaby