“Nếu cho vào vạc dầu thì tôi nằm trong những người đứng đầu…”. Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng đã mở đầu câu chuyện với PV bằng một câu nói như vậy.
- 18 cẩm nang để chăm sóc con nhàn nhã
- Giải đáp thắc mắc về tiêm chủng cho trẻ + download sổ tay hướng dẫn tiêm chủng
- Những đau đớn ám ảnh đến cuối đời từ chính sách một con ở Trung Quốc
- Có nên cắt “tóc máu” cho trẻ sơ sinh hay không?
Câu chuyện dài đầy ám ảnh
28 năm làm nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Hằng, phó giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc với không biết bao nhiêu người, đủ mọi lứa tuổi và tầng lớp trong xã hội, hàng nghìn ca phá thai đã được bác sĩ Hằng thực hiện.
Chia sẻ trên tờ Dân trí, chị Hằng cho biết: “Đó là cái nghề, cái nghiệp buộc mình phải theo thôi, chứ làm nghề thầy thuốc mà liên quan đến công việc phá thai thì là cả một câu chuyện dài đầy ám ảnh”.
Sau hàng chục năm trong nghề, cho đến giờ, chị Hằng vẫn còn nhớ như in những cảm xúc nặng trĩu, một cái gì đó như là tội lỗi khi thực hiện những ca nạo phá thai đầu tiên trong cuộc đời làm nghề y. Chị bảo cái cảm giác nhìn những đứa trẻ mới lớn chúng như con mình nhưng do thiếu hiểu biết mà để xảy ra nông nỗi nên tìm đến chị, chị cảm thấy buồn và đau xót vô cùng.
Theo lời chị Hằng, mỗi ngày chị phải thực hiện cao điểm lên đến trên dưới 20 ca nạo phá thai, còn trung bình cũng 10-15 ca. Có những ngày 15 ca nạo phá thai thì có đến 11 ca chưa lập gia đình. Đặc biệt, với những ca thai to khiến những khi thực hiện xong chị mất ăn, mất ngủ. Trong đầu vẫn luôn tự hỏi “Những đứa bé nào có tội tình gì đâu nhưng chúng không kịp được sinh ra và không được làm người” , rằng “tại sao mình lại chọn cái nghề này”… Nhưng rồi, chị lại tự an ủi, động viên mình “đó là cái nghiệp buộc mình phải theo” rằng “làm nghề này, trái tim mình phải thật lạnh”.
Trong nghề của mình, chị không nhớ hết mình đã phá thai cho bao nhiêu người, nhưng những trường hợp mà chị giữ lại được đứa bé thì cũng phải lên đến hàng trăm ca.
Tỷ lệ phá thai ở Việt Nam đứng thứ 5 thế giới
Theo tin tức, tại Việt Nam việc truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được tập trung triển khai nhiều năm qua với kết quả khả quan. Tuy nhiên theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam 46/1.000 trường hợp, cao hơn một số nước Đông Nam Á.
Với trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên, Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ năm thế giới. Đó là con số đáng báo động về tình trạng quan hệ tình dục sớm và không an toàn của thanh thiếu niên Việt Nam dẫn đến tình hình nạo phá thai có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Theo bác sĩ Hằng, dù bây giờ đã có nhiều biện pháp tránh thai thế nhưng tỷ lệ phá thai vẫn không hề giảm. Điều đó chứng tỏ khâu tư vấn, tuyên truyền của ngành vẫn chưa đến nơi đến chốn. Cũng bởi thế mà cái ước mơ được thất nghiệp của chị vẫn là điều gì đó xa vời lắm.
Chị tâm sự: “Câu đầu tiên trung tâm chúng tôi hỏi bất cứ ai đến đây nạo phá thai là lí do phá thai? Có vô vàn những lý do được đưa ra, nào là bố mẹ chồng bắt phá vì không hợp tuổi với chồng, đứa bé mà sống thì bố nó sẽ chết; cháu đang còn đi học, cháu chưa lấy chồng, hay anh ấy không lấy cháu… Tất cả các lý do đều được chúng tôi tư vấn kĩ càng. Tuy nhiên, đại đa số những phụ nữ đến trung tâm đều muốn phá thai, nhưng cũng có nhiều trường hợp, sau khi nghe tôi tư vấn, họ đã từ bỏ ý định đó”.
Trong nghề của mình, chị không nhớ hết mình đã phá thai cho bao nhiêu người, nhưng những trường hợp mà chị giữ lại được đứa bé thì cũng phải lên đến hàng trăm ca.
P.V (Tổng hợp)