Bạn sẽ trải qua ít nhất là nửa ngày trong phòng nhận bệnh (phòng “lưu trú” của các mẹ chờ sinh) nếu như bạn là người dễ sinh. Thời gian này có thể kéo dài một hay hai ngày nếu bạn sinh khó, cơn chuyển dạ diễn ra lâu hơn người khác. Đây là những điều bạn sẽ trải qua sau cánh cửa phòng sinh.
- Nguyên nhân khiến trẻ hay thức giấc ban đêm và ngủ không ngon giấc
- Người mẹ nuôi con bại não đỗ đại học Harvard
- Rợn người trước cảnh nổi u nhọt do dùng quá nhiều thuốc tránh thai
- Nạo phá thai: Ký ức kinh hoàng
1. Thay trang phục “huyền thoại” dành riêng cho mẹ bầu
Khi bước vào phòng nhận bệnh (không hiểu sao bệnh viện lại gán cho các bà đẻ chữ “bệnh nhân”, và phòng sinh lại là phòng “nhận bệnh”), bạn không được mang theo thứ gì. Bạn sẽ được phát cho một bộ váy thùng thình và cũ kỹ, sau đó tất tần tật đồ đạc của bạn bao gồm giày dép, quần áo, điện thoại, tư trang… đều được bỏ vào một túi nilon và gửi xuống cho người nhà. Bạn có thể vẫn mang nữ trang nhưng tốt nhất nên gửi về nhà luôn cho chắc ăn. Sau đó, bạn được phát một bịch bao gồm khăn giấy, bỉm dành cho mẹ bầu, quần lót mặc một lần.
2. Làm sạch vùng kín
Dù sinh thường hay sinh mổ, bạn cũng sẽ được làm sạch vùng kín. Thao tác làm sạch này rất nhanh, nhưng cũng chỉ sạch sơ sơ thôi. Việc làm sạch này để không cản trở tầm nhìn của bác sĩ khi đỡ đẻ, và cũng đỡ vướng víu khi bác sĩ khám trong cho bạn.
3. Thử máu
Nếu bạn đã từng thử máu trước khi sinh 1 tháng, bạn sẽ không phải thử máu lần nữa. Nhưng nếu bạn thử máu cách đó khá lâu, bạn sẽ được yêu cầu lấy máu xét nghiệm HIV lần nữa. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ cả con, để các bác sĩ có cách xử ý kịp thời, và đảm bảo an toàn cho cả những người xung quanh.
4. Tháo thụt
Bạn sẽ được bơm thuốc tháo thụt trước khi chính thức nhận giường nằm. Thao tác này rất nhanh, và bạn phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh vì bạn không thể kìm chế được nhu cầu “xả hàng”. Tháo thụt giúp ruột bạn sạch sẽ, không bị khó chịu hoặc bỗng dưng mắc đi nặng khi đang chuyển dạ. Dĩ nhiên, sau đó nếu bạn đói bạn vẫn có thể được ăn uống đúng bữa bình thường (trong trường hợp bạn chuyển dạ lâu hơn bình thường).
5. Khám trong
Hầu như các mẹ rất sợ khám trong. Đó là thủ thuật để bác sĩ đo độ dãn cổ tử cung. Bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng ngón tay đưa vào cửa mình của bạn để xem chừng cổ tử cung. Nếu bạn gồng mình, thao tác khám trong của bác sĩ sẽ khó hơn và dĩ nhiên bạn sẽ đau hơn. Trong mỗi lần sinh con, có thể bạn sẽ “được” khám trong cả chục lần có dư, từ lúc bạn bước vào phòng nhận bệnh cho đến khi bạn sinh con thành công. Và hầu như là các bà đẻ rất sợ thủ thuật khám trong này.
6. Đo cử động thai
Bác sĩ sẽ đo cử động thai, đo tim thai, thăm khám… cho bạn thường xuyên. Đo cử động thai thì chỉ 1-2 lần là đủ, bạn sẽ phải nằm yên giữa các loại dây nhợ và các dụng cụ quấn quanh bụng trong khoảng 30-45 phút dù khi đó cơn đau đang kéo đên làm bạn rất khó chịu. Cứ khoảng 30-45 phút, bác sĩ sẽ thăm khám cho bạn một lần. Ngoài ra, nếu bạn thấy đau nhiều, đau đột xuất…. thì hãy nói với bác sĩ để được khám sớm hơn, vì có thể đau nhiều là bạn sắp chuyển dạ.
7. Bấm ối
Một số mẹ bầu được bác sĩ bấm ối, có lẽ để cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. Thường thì thao tác này se được thực hiện khi bạn đã vào phòng sinh. Bấm ối khác với chọc ối. Chọc ối là để xét nghiệm dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy ối xét nghiệm. Còn bấm ối là thủ thuật làm cho nước ối chảy ra trong quá trình sinh con.
8. Vào phòng sinh
Khi tử cung mở 4 phân, bạn được chuyển vào phòng sinh gia đình, và sẽ có một người thân ở lại với bạn suốt cuộc chuyển dạ khiến bạn vững lòng và được chia sẻ. Nếu bạn sinh mổ, thì sau khi vệ sinh tháo thụt, xét nghiệm, thăm khám và phòng mổ đã sẵn sàng là bạn được đi mổ đẻ ngay. Còn nếu sinh thường, thì khi mở lớn rồi bạn sẽ được vào phòng sinh. Sẽ luôn có y tá hoặc hộ lý ở bên cạnh kiểm tra thường xuyên cho bạn. Bác sĩ sẽ giúp bạn cách rặn đẻ, cách giữ hơi… sao cho hiệu quả nhất. Sau khi sinh, bạn sẽ nằm nghỉ 30 phút, sau đó bạn được uống một ly sữa nóng và chuẩn bị ra phòng hậu phẫu.
9. Về phòng hậu phẫu
Chúc mừng bạn, cuộc vượt cạn của bạn đã thành công. Ban đã gặp thiên thần bé bỏng chưa? Bạn sẽ ở phòng hậu phẫu khoảng 4-6 tiếng, hoặc lâu hơn cho đến khi đã có phòng cho mẹ và con. Ở phòng hậu phẫu, bạn cứ nằm nghỉ ngơi, nếu đỡ mệt thì cho con bú mẹ nhé. Sữa non rất tốt cho con. Nhưng nếu quá kiệt sức, bạn hãy chỉ nghỉ ngơi và nghỉ ngơi thôi, em bé đã có người nhà lo rồi.
10. Trả về thế giới loài người
Đó la khi bạn được ra phòng riêng. Lúc này người thân, bạn bè… có thể đến thăm bạn rồi. Nhưng vì cơ thể còn mệt, nếu trò chuyện nhiều bạn sẽ dễ bị ho – mỗi cơn ho là một cơn đau, nên bạn hạn chế nói nhé. Nếu cần nghỉ ngơi, hãy giữ bí mật phòng sinh để bạn không bị làm phiền.
Nguồn : Tổng hợp