Nguyên nhân nào khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ. Việc phải chăm con vào ban đêm quả thật là khó khăn muôn vàn, nhất là với những mẹ vừa sinh xong.
- “Tôi được sống là nhờ mẹ phá luật một con”
- Quá sai rồi…Bác sỹ ơi!
- Con đã lớn thế nào trong bụng mẹ?
- 30 quy tắc dạy con của người Nhật
Nếu trước đó bé nhà bạn có thói quen ngủ rất ngoan nhưng bây giờ bỗng dưng lại hay thức giấc nhiều lần vào ban đêm, chứng tỏ bé đang gặp phải những rắc rối về mặt sức khỏe.
1. Chu kỳ giấc ngủ không thường xuyên
Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) thì “Trẻ không có chu kỳ giấc ngủ thường xuyên cho đến khi khoảng sáu tháng tuổi “. Trong khi trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16-17 giờ mỗi ngày, mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài khoảng từ 1 – 2 giờ thì đối với bé lớn hơn lại cần ngủ ít hơn.
Tuy nhiên, với mỗi em bé khác nhau thì nhu cầu ngủ cũng khác nhau. Vì thế, sẽ là bình thường nếu bé chưa được 6 tháng tuổi thức giấc nửa đêm, chúng sẽ ngủ lại sau một vài phút.
2 . Thay đổi các yếu tố môi trường khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm
Nếu em bé của bạn đang ngủ ngon nhưng đột nhiên thức dậy thì đề có thể là sự thay đổi của nhiệt độ căn phòng, âm thanh cũng như ánh sáng.
Trẻ có thể bị đánh thức ban đêm bởi những tiếng ngáy của bố mẹ, tiếng ho quá to hoặc ngay cả khi bé cảm thấy quá nóng hay quá lạnh.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ dễ thức giấc ban đêm, đó là sự thay đổi môi trường. Việc thay đổi cũi, giường, võng hay thay đổi nơi ngủ trong khi đi nghỉ cũng là một trong số những lý do khiến trẻ bị thức giấc ban đêm.
3. Bệnh tật
Trẻ cũng thức dậy vào ban đêm khi chúng đang bị bệnh, mệt, ốm hoặc đau đớn. Một số trẻ bị nhiễm trùng tai cũng hay thức giấc ban đêm. Cha mẹ có thể soi tai và phát hiện ra điều này. Khi đó, cha mẹ nên cho bé uống thuốc kháng sinh để giảm viêm. Trẻ sẽ ngủ ngon mà không thức giấc nửa đêm nữa.
Nhưng khi con thường xuyên thức giấc ban đêm mà không xác định được nguyên nhân, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
4. Bước phát triển nhảy vọt
Bị gián đoạn giấc ngủ cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang được chuẩn bị sẵn sàng để có một bước nhảy vọt về tăng trưởng và phát triển, chẳng hạn như bò hoặc đi. Ở thời điểm đó, sự thay đổi của hooc môn tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường của bé.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em thường bắt đầu thức giấc khi chúng học được một điều gì đó mới lạ từ cuộc sống hay những người thân xung quanh. Và khi chúng muốn thực hành kỹ năng mới này chúng sẽ làm thật nhiều nếu có thể.
5. Mọc răng
Em bé của bạn cũng có thể “bị” đánh thức bởi cảm giác khó chịu khi mọc răng, đặc biệt là chiếc răng đầu tiên. Mọc răng thường khiến cho bé cảm thấy bứt rứt khó chịu và thức giấc. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem hàm trên và hàm dưới của bé có dấu hiệu của việc mọc răng hay không nhé!
6. Đói cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thức giấc giữa đêm
Trong trường hợp này, trẻ sẽ thức giấc và có những biểu hiện đòi ăn. Bạn đừng cố giỗ bé ngủ trong hoàn cảnh này, mà hãy nhanh chóng cho bé bú sữa hay ăn gì đó để lấp đầy cái bụng rỗng. Bé sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ sau khi “thỏa mãn” cơn đói và ngủ ngon hơn.
7. Chứng rối loạn lo âu
Một bà mẹ than thở đứa con gần 10 tháng tuổi của mình hay thức giấc vào ban đêm. Sau đó đã được bác sĩ nhi khoa tư vấn rằng bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ từ 9 tháng đến 12 tháng tuổi. Hiện tượng này hay gặp ở những bậc cha mẹ nuôi dạy con “kiểu Tây”. Nghĩa là cho trẻ ngủ riêng sớm để rèn luyện tính tự lập.
Khi đó, trẻ bắt đầu cảm thấy lo âu vì sợ phải ngủ riêng. Chúng dễ thức giấc và nhìn cha mẹ của mình vào ban đêm. Trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm, giấc ngủ cũng có thể bị xáo trộn bởi lo lắng. Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Khi ấy, trẻ có thể thức dậy nhiều lần trong đêm và gọi tên cha mẹ hoặc đòi cha mẹ nằm ngủ chung giường.
Tuy nhiên, những rối loạn cảm xúc này sẽ nhanh qua. Bạn hãy vỗ về bé để bé trở lại giường ngủ, nhưng phải đảm bảo với chúng là bạn sẽ quay lại sớm. Bé sẽ thiếp đi trong lúc “chờ đợi” cha mẹ quay lại.
Mẹo giúp bé ngủ ngon
– Nên cho bé ngủ theo giờ quy định, tức là cho trẻ ngủ vào cùng một giờ mỗi ngày. Như vậy sẽ tập cho trẻ được một thói quên tốt khi ngủ.
– Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Nếu đạt được cảm giác thoải mái dễ chịu, bé sẽ dễ dàng bắt đầu giấc ngủ hơn. Để làm được điều này các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho bé để kể chuyện hay mát-xa cho trẻ, ngoài ra nếu có thể bạn hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ.
– Bố trí không gian phòng ngủ hợp lý: Nên giữ cho nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải, thoáng gió, không có tiếng động, phòng ngủ nên đặt ở chỗ tối, ít ánh sáng.
– Tránh cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Nếu đã thử nhiều cách mà trẻ vẫn thức giấc và quấy vào ban đêm. Bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để có những phát hiện và tìm ra nguyên nhân kịp thời.
Kinh nghiệm giúp trẻ không bị thức giấc ban đêm của Chị Phan Ánh Nguyệt – Bác sĩ chuyên khoa tâm lý nhi đồng
Thật kì lạ đến không ngờ rằng bé con một tuổi của bạn lại ngon giấc trong đêm với đôi mí khép hờ, hơi thở nhẹ nhàng, và rồi cuối cùng bạn cũng có thể cho đôi chân mình được nghỉ ngơi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu đột nhiên bé chợt thức giấc giữa đêm và quấy nhiễu giấc nồng của bạn?
Một niềm an ủi lớn cho các ông bố, bà mẹ là hầu hết ai có con nhỏ cũng đều phải trải nghiệm thường xuyên như thế.Nhiều cuộc khảo sát tâm lí khẳng định đối với các bậc làm cha làm mẹ, thức giấc ban đêm kéo dài (ít nhất 4 đêm một tuần) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến họ tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp.
Trên thực tế, ít nhất 15 % trong số những đứa trẻ mới biết đi trong khoảng 12 – 24 tháng tuổi thường xuyên thức giấc về đêm.
Kế hoạch hành động cho trẻ
Khi đến giờ đi ngủ, hãy bố trí một chỗ riêng biệt giúp con bạn cảm thấy yên tĩnh và thoải mái. Hãy dọn dẹp những món đồ chơi vào thời điểm này, bởi vì chúng có thể khiến bé trở nên hứng thú và tỉnh táo. Như vậy trẻ có thể sẽ ngủ ngon hơn nếu không bị kích thích.
Cố gắng khiến con bạn càng cảm thấy thoải mái càng tốt khi bé nằm trên chiếc giường của mình. Bạn mất ngủ cả đêm là khi tấm nệm bị lổn nhổn không phẳng phiu hoặc khi nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng, thì bé cũng như vậy.Hãy đảm bảo rằng: phòng ngủ của trẻ có được một không gian êm dịu phù hợp, giảm thiểu tối đa những tiếng ồn đột ngột, quấy rầy đến giấc ngủ của bé.
Thêm vào đó, hãy tạo cho không gian quanh giường ngủ trẻ càng dễ chịu càng tốt. Chẳng hạn, cho phép con bạn lựa chọn những món đồ ôm ấm áp dễ chịu như gối, thú nhồi bông trong chiếc giường bé xinh cùng vài bức tranh treo trên tường, làm như thế trẻ sẽ ngủ với cảm giác tích cực. Một số trẻ thích được gắn một đèn ngủ nhỏ trong phòng thì cũng tốt.
Điều gây khó chịu cần nhớ đó là sức khỏe kém có thể gây rối loạn cho giấc ngủ của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, luôn có mối liên kết rõ ràng giữa sức khỏe và cách cư xử; một đứa bé chỉ mới biết đi có thể đang mang một chứng bệnh thường bắt đầu những ngày bị rối loạn giấc ngủ trước khi các dấu hiệu bệnh đầu tiên xuất hiện rõ ràng. Vì vậy, hãy ghi nhớ điều có thể xảy ra này trong đầu bạn.
Tỉnh táo và kiên nhẫn
Nếu bạn có thể, nghĩa là hãy giữ cho bé được tỉnh táo cả ngày. Lý do chính là vì khi bé ngủ nhiều vào ban ngày, bé sẽ ngủ ít hơn vào ban đêm. Thậm chí nếu bé rất muốn ngủ vào buổi chiều thì cũng nên trì hoãn giấc ngủ ấy cho tới khi đến giờ ngủ thông thường.
Tất nhiên, bạn phải tìm được một sự cân bằng giữa việc trì hoãn giấc ngủ ban ngày của trẻ và sự căng thẳng cùng với việc chăm sóc đứa bé một tuổi khi chúng muốn ngủ và cáu gắt!
Cố gắng hết sức để thiết lập thói quen ngủ đúng giờ vào ban đêm, việc này sẽ giúp con bạn thích nghi với khái niệm lề thói khi đi ngủ, đi tắm… Cơ thể trẻ sẽ bắt đầu quen dần và chậm lại khi thói quen hằng ngày được thực hiện, điều này có thể làm giảm khả năng trẻ có thể thức giấc về đêm.
Bé cũng rất thích thú khi xem những quyển sách có hình ảnh minh họa sinh động với bạn trước khi ngủ. Nhiều trẻ trong độ tuổi này thích cha hoặc mẹ đọc cho chúng nghe một câu chuyện nào đó trước khi ngủ. Những hoạt động nhẹ nhàng này trước khi ngủ giúp con bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nếu bé thức giấc vào ban đêm, hãy chắc rằng bạn vẫn giữ con bạn trong căn phòng riêng của bé. Nếu trẻ vào phòng bố mẹ, hãy lập tức bế bé trở lại giường của chúng. Thông thường, trẻ biết rõ vào giường bạn hoặc được chơi đùa cùng bố mẹ thì vẫn hấp dẫn hơn việc phải ngủ một mình.
Phản ứng một cách dịu dàng, nhưng kiên quyết. Hãy dỗ dành con bạn rằng con sẽ nhanh chóng ngủ được thôi. Khi bé đã ngủ, hãy quay về phòng bạn. Và chuẩn bị để tiếp tục việc này trong mỗi lần bé thức giấc về đêm, cho đến khi giấc ngủ của bé trở nên ổn định hơn.
Lưu ý: tùy từng trường hợp khác nhau có từng phương pháp khác nhau. Các thông tin này chỉ dùng cho tham khảo. Không có mục đích chữa trị. Vậy nên, Khi có các dấu hiệu về bệnh lý, nên đi khám và uống thuốc , tập luyện theo toa của bác sĩ trị liệu. Tuyệt đối không tự chữa trị.