Bạn đang mang thai và bị sốt, bạn lo lắng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Xin đừng lo lắng, sốt là triệu chứng bình thường của cơ thể khi phản ứng lại vi khuẩn hay viêm nhiễm, và các bác sĩ sản khoa cho biết rằng sốt nhẹ chẳng ảnh hưởng gì đến thai nhi cả đâu, nhưng nếu sốt cao thì sao, mời bạn tham khảo bài viết này nhé.
- Phá thai cho trẻ vị thành niên có thể bị phạt mức tối đa 7 năm tù
- Kỳ lạ lá thư hài nhi vong mạng xin… một nấm mồ
- Clip: Kinh hoàng những túi rác bí ẩn bị vứt ra từ phòng khám thai ở Hà Nội
- Bố mẹ không nên làm điều này trước mặt con
Sốt khi mang thai có nguy hiểm không?
Câu hỏi:
Khi mang thai được 10 tuần, em bị sốt cao trong 1 ngày. Em không dám uống thuốc, chỉ chườm mát, lau người nước ấm… để dễ chịu hơn. Sau đó em cũng hết sốt nhưng người mệt mỏi và phải ăn bù để lại sức. Mặc dù không uống thuốc nhưng em vẫn lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không.
Khi được 12 tuần, em đi siêu âm thì bác sĩ nói thai phát triển bình thường. Nhưng em cũng từng chứng kiến có trường hợp bị sốt trong 3 tháng đầu thai kì, dù sau đó không uống thuốc nhưng vẫn bị thai lưu. Mong bác sĩ tư vấn giúp em trường hợp sốt khi mang thai có nguy hiểm hay không. Em xin chân thành cảm ơn!
Bác sĩ trả lời:
Bạn thân mến!
Trong thời kì mang thai, việc giữ gìn sức khỏe là điều hết sức quan trọng đối với người phụ nữ. Và một trong những nỗi lo của không ít thai phụ là bị sốt trong 3 tháng đầu thai kì.
Sốt trong thời gian mang thai có thể do nhiều nguyên nhân liên quan đến bệnh lý gây ra, như nhiễm siêu vi lúc bắt đầu có thai, bị lây nhiễm trong thời kì mang thai, nhiễm khuẩn do viêm bể thận, viêm nhau, màng ối… và nhiễm viêm gan siêu vi B… Hoặc cũng có thể do thay đổi cơ thể không kịp phản ứng với thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Cho dù nguyên nhân dẫn đến sốt là gì thì thai phụ cũng cần hết sức chú ý. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Trong thời gian mang thai, vì sức khỏe của thai nhi mà người mẹ không được dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để bảo đảm sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, các bác sĩ vẫn kê những đơn thuốc cần thiết và ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nhất có thể.
Vì vậy nếu bị sốt khi mang thai, thai phụ cần phải đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Nếu nguyên nhân sốt do nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sốt nhẹ có thể theo dõi 24-48 giờ, không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh. Nếu thai đang trong thời kỳ 3 tháng đầu – là giai đoạn hình thành và cấu tạo tổ chức, nếu có sốt thì phải thận trọng và nên được bác sĩ thăm khám để đánh giá đúng tình trạng sốt.
Bạn nên đi khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi thấy có dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Điều này sẽ giúp các bác sĩ kiểm soát sức khỏe của cả hai mẹ con bạn tốt hơn. Bạn bị sốt, không dùng thuốc và nhanh chóng cắt cơn sốt như vậy thì cũng không nên lo lắng quá để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hai mẹ con.
Chúc mẹ con bạn khỏe mạnh!
BS. Hoa Hồng
Bị sốt khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể làm tổn hại đến tính mạng của em bé trong bụng mẹ.
Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ mang thai bị sốt cao, tắm bồn nước nóng hay tắm hơi đều có nguy cơ cao gây ra dị tật ống thần kinh như nứt đốt sống ở thai nhi. Rủi ro này đáng lo ngại nhất khi bạn đang mang thai tuần thứ 4 đến tuần thứ 14. Tuy nhiên, trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của thai kỳ, sốt cao không gây hại gì đến thai nhi, trừ khi bạn bị sốt bởi nhiễm trùng tử cung.
Các quá trình sinh lý diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, chẳng hạn như hoạt động chuyển hóa protein, được cho là nhạy cảm với nhiệt độ. Trong khi đó, toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi phụ thuộc vào sự sắp xếp đúng trật tự của các protein vào đúng thời điểm. Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng từ 37 độ C lên đến 39,5 độ C, nó có thể làm cho các protein đi sai lộ trình và làm cho bạn bị sẩy thai.
Bạn có thể yên tâm rằng những cơn sốt nhẹ sẽ không có tác hại gì và có thể được điều trị bằng acetaminophen. Tuy nhiên, nếu bạn bị sốt cao hoặc kéo dài, tốt nhất nên gọi cho bác sĩ. Khi gần đến mùa cúm, tất cả phụ nữ mang thai cần tiêm phòng cúm để ngăn ngừa những cơn sốt liên quan đến cúm.
Chia sẻ kinh nghiệm từ các sản phụ: Khi mang thai mà bị sốt thì có sao không?
Câu hỏi:
Có mẹ nào từng bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu không giúp tớ với? Tớ bị sốt 2 ngày liền lúc cao nhất lên đến 39 độ, thấy rất đau họng, vì tiểu sử hay bị viêm họng mà lần nào viêm họng cũng sốt nên tớ không đi khám, tớ không uống viên thuốc nào chỉ giải nhiệt bằng nước cam và uống nước chè đỗ đen. Tớ lo lắm, không biết có ảnh hưởng tới thai nhi không? Ai biết tư vấn cho tớ với. Cảm ơn rất nhiều.
Tư vấn:
1/ Bạn nên đi khám bác sĩ. Khi mình có bầu được 8 tuần thì bị sốt khi mang thai do virus, mình đi khám và truyền nước mấy ngày mới khỏi. Giờ em bé của mình được 19 tuần rồi. Tuần 12 đi siêu âm bác sĩ bảo em bé phát triển bình thường, mình yên tâm một phần. Lạc quan, và chờ đến mốc 22 tuần. Chúc bạn chóng khỏi.
2/ Mình cũng bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu (có bầu tháng thứ 2) đi kèm là viêm họng (đau rát, có đờm không nói được) lúc đó mình cố gắng ăn nhiều, uống nước hoa quả và kết hợp mua các loại lá về xông để thoát mồ hôi, cứ một ngày xông một lần rùi lấy nước xông tắm rửa, sau đó khỏi dần. Nhớ là xông ở nhiệt độ 37 độ thôi nhé. Còn viêm vọng bạn chịu khó mua nước súc miệng có muối về ngậm, kèm theo ngậm chanh với mật ong sẽ nhanh khỏi thôi. Tinh thần lạc quan lên sẽ tốt cho em bé và bạn đấy.
3/ Mình đã từng bị sốt viêm họng >39oC khi mang thai lúc 3 tháng đầu. Theo kinh nghiệm của mình, bạn cần theo dõi thai nhi ở các mốc quan trọng để theo dõi sự phát triển của em bé ở lúc 12 tuần, 22 tuần, 32 tuần. Bạn cũng đừng quá lo lắng. Em bé nhà mình trộm vía không sao. Bây giờ đã 2 tuổi rồi.
4/ Các chị ơi, nếu sốt khi mang thai các chị hoàn toàn có thể sử dụng paracetamon để hạ sốt mà không ảnh hưởng tý nào đến em bé cả. Thứ 2, nếu sốt các chị lấy khăm ấm lau người thì sẽ hạ nhiệt nhanh hơn đấy. Thêm nữa là các chị lưu ý, sốt cao trên 39 độ là em bé khó chịu đựng được đấy, các chị nào có sốt thì cần đến gặp bác sĩ sản ngay nhé! chúc các mẹ và bé bình an!
Cách hạ sốt an toàn cho bà bầu
Có nhiều biện pháp giúp hạ sốt hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp dân gian, tuy thời gian điều trị kéo dài những sẽ không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh. Thực tế, có rất nhiều điều băn khoăn khi cho bà bầu dùng thuốc. Bởi nó phụ thuộc vào việc thuốc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không.
Bà bầu bị cảm, sốt cũng có dấu hiệu thông thường như hắt hơi, sổ mũi, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Điều này làm cho bà bầu cũng như người thân lo lắng. Đối với người bình thường, sốt thì chỉ cần uống vài liều thuốc là có dấu hiệu giảm. Đối với bà bầu, dùng thuốc không đúng mục đích có thể làm cho thai nhi bị dị tật. Hãy nhanh chóng biết đích xác nhiệt độ cơ thể khi sốt thì sẽ dễ dàng chọn lựa phương pháp hạ sốt hiệu quả và nhanh chóng. Những biện pháp dân gian dưới đây, bà bầu có thể áp dụng để hạ sốt một cách rất an toàn.
– Việc đầu tiên cần làm là để người bệnh trong môi trường thoáng mát, cởi bớt y phục, dùng khăn ướt lau mát khắp người, giúp tăng thải nhiệt qua da. Một số trường hợp bệnh nhân khi sốt lại kèm cảm giác ớn lạnh, đôi khi lạnh run và muốn ủ ấm, do đó phải thuyết phục bệnh nhân và người nhà chịu lau mát.
– Dùng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2, 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bạn thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.
– Mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể bà bầu.
– Ăn uống đủ chất, nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần mất nước.
Không thể chủ quan việc bà bầu bị sốt. Trước và trong khi mang thai, cần có biện pháp ngăn ngừa một cách thích hợp nhất. Điều quan trọng nhất là khi trời thay đổi thời tiết, trở lạnh, nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá lạnh và để thốc vào mặt. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sau khi đọc xong bài viết này, các mẹ bầu có còn lo lắng khi bị sốt không. Đã giảm bớt lo lắng rồi phải không nè, tuy nhiên điều quan trọng nhất cần lưu ý là giữ gìn sức khỏe thật tốt khi mang thai, tránh để bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt nhé các mẹ bầu.
Lưu ý: Các thông tin này chỉ dùng cho tham khảo. Không có mục đích chữa trị. Vậy nên, Khi có các dấu hiệu về bệnh lý, nên đi khám và uống thuốc , tập luyện theo toa của bác sĩ trị liệu. Tuyệt đối không tự chữa trị.