Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Đau lưng khi mang thai là bình thường hay nguy hiểm, cơn đau lưng khi mang thai diễn ra như thế nào, đây là những thắc mắc rất thường gặp của các mẹ bầu. Ước muốn lớn nhất của các mẹ bầu là làm sao để đẩy lùi và giảm bớt chứng đau lưng khi mang thai.


Mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng vấn đề gì không?

Có bầu 3 tháng đầu bị đau lưng là bình thường vì đây là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

Nguyên nhân khiến mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng… có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.

Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng.

Khi mang thai, lưng phải chịu trọng lượng của em bé trong bụng nên bị khòm xuống. Thai càng lớn thì lưng khòm xuống càng nhiều và gây nên những cơn đau. Mặt khác, một vài hoóc môn tiết ra khi mang thai có tác dụng làm cho da căng ra để tạo điều kiện cho sự trao đổi chất và em bé có thể lớn lên được dễ dàng. Nhưng chúng lại làm mất cân bằng tự nhiên trong cơ thể người mẹ và tạo nên những cơn đau ở thắt lưng.

Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi.

đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu 1

Cách giảm đau lưng khi có bầu 3 tháng đầu:

Bác sĩ sản khoa cho biết, để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu nên thực hiện các biện pháp sau:

– Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

– Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

Luyện tập tư thế đúng: Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều.

Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Mát-xa: Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi

Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.

Tư thế ngủ: Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.

Cẩn thận khi ngồi và đứng: Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu.

Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.

– Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền: Tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của Bác sĩ sản khoa

Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi sẽ làm các mẹ cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, điều này hoàn toàn bình thường. Đau lưng cũng chính là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất khi mang thai.

Áp dụng những bí quyết nêu trên và cố gắng tập luyện để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ, chắc chắn sẽ làm dịu được những cơn đau.

Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối

Đau lưng là triệu chứng mà nhiều mẹ bầu mắc phải, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, tình trạng đau lưng trở nên nặng hơn. Đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ vì giai đoạn gần đến kỳ sinh nở thường rất mệt mỏi cộng thêm chứng đau lưng khiến bà bầu rất khó chịu, tham khảo một số phương pháp dưới đây giúp bà bầu vượt qua đau lưng giai đoạn cuối của thai kỳ này nhé.

Tìm hiểu về đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối

Những biến đổi về tư thế liên quan đến quá trình mang thai (cột sống đoạn thắt lưng và đoạn cổ ưỡn ra trước, đoạn ngực và cùng cụt cong ra sau nhiều hơn so với trước khi mang thai) là nguyên nhân quan trọng gây đau lưng. Mặt khác, dưới tác dụng của hormon, thời kỳ mang thai các khớp và dây chằng mềm và giãn ra, nhất là vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi tăng độ rộng giúp quá trình mang thai và cuộc đẻ được dễ dàng.

Một số cách đơn giản khắc phục chứng đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối của sản phụ:

– Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.

– Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…)

– Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.

– Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp

– Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân, hoặc đau kéo dài.

– Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ cũng giúp bạn hạn chế đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối.

– Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.

– Thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.

– Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát. Dùng ngải cứu rang muối, rượu gừng để chườm và xoa bóp lưng vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm thiểu các triệu chứng đau lưng.

Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là cho dù đau lưng là triệu chứng phổ biến ở người mang thai thì bạn cũng không nên coi nhẹ. Nếu các cơn đau không giảm hoặc kèm thêm một số triệu chứng lạ bạn hãy đi gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất giúp mẹ giảm đau và an toàn cho bé.

đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu 2

Chữa đau lưng khi mang thai bằng ngải cứu

Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.

Cách làm:

– Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.

– Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.

– Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp

Chữa đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối bằng rượu gừng:

Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.

Cách làm:

– Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày

– Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.

đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu 3

Chia sẻ kinh nghiệm giảm bớt cơn đau lưng hành hạ khi mang thai – trên diễn đàn

Mẹ vanganh: Chào các bà mẹ,
Mình mang thai gần 3 tháng. Dạo gần đây, mình rất hay bị đau lưng – phần cuối cột sống, đau lắm, trở mình cũng khó. Có bà mẹ nào có bài tập thể dục dành cho phụ nữ đang mang thai hay hay thì giới thiệu cho mình với?
Cảm ơn nhiều.

Mẹ Lien ròm: Lúc mang thai bị đau lưng thì khi về nhà buổi tối em hãy quì trên 2 đầu gối, còn 2 tay chống xuống đất, cái lưng em vì thế sẽ song song với mặt đất – em xem có dễ thở được chút nào không??? Hoặc là em ngồi xếp bằng và lưng dựa sát vô tường, nhắm mắt lại và relax khoảng 1/2 tiếng trở lại.

Điều cần nhất khi mang thai là đừng bao giờ cong người để lượm hay lấy vật gì dưới đất cả, muốn làm gì thì cứ ngồi xuống và nhặt hoặc lấy đồ mình muốn. Còn khi ngồi trên ghế thì ngồi thẳng lưng lên, hoặc là có cái gối nhỏ kê sau lưng. Nếu nằm trên sofa hoặc giường thì nên để chân cao hơn đầu. Đây là kinh nghiệm của riêng chị mà cho tới bây giờ mặc dù đã 2 đứa rồi mà chị không hề bị đau lưng gì cả.

Me Cu Teu: các mẹ đừng cạo gió hay đấm lưng gì cả nhé, mình thấy mọi người nói là phải kiêng cạo gió, còn đấm lưng sẽ ảnh hưởng đến con, nếu có đau lưng quá thì nhờ ông xã xoa nhẹ nhẹ thôi, kiểu như massage ấy mà.

Mẹ Nấm: đau lưng khi mang thai thì đừng dán Salonpas, trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất có ghi chú là không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cơ mà.

Mẹ bé Gấu: Chia sẻ cảm giác đau lưng với các mẹ nhé, nhưng mình ko đau đốt sống lưng mà chỉ thấy ê ẩm cả vùng dưới thắt lưng thôi. Mẹ mình bảo chắc đau dây chằng vì em bé nằm đè lên dây chằng của mẹ. Mỗi khi mình nằm lâu ngồi dậy hoặc cúi xuống thì rất đau, kiểu đau mỏi, ko phải đau nhức. Ngoài ra, mình cũng rất hay bị tê tê, mỏi mỏi các khớp xương, cả chân tay nữa, nhất là về đêm khiến rất khó đi vào giấc ngủ được. Mình đang uống canxi rồi mà ko thấy đỡ. Chắc ko phải thiếu canxi, các mẹ nhỉ? (Mình đang bầu tuần thứ 26 rồi)

Mẹ Na Linh: Đúng rồi, mình cũng thấy đau đốt xương cụt ấy. Chỉ cần ngồi khoảng 10 phút thôi là lúc đứng dậy đau ê ẩm. Mình bị từ hồi mang thai khoảng 4 – 5 tháng, đến giờ sinh con đã được 6 tháng rồi mà vẫn đau. Chẳng biết làm thế nào nữa. Đi khám thì BS bảo là do sinh nở nên xương cụt hơi bị cong. Chỉ có cách là luyện tập nhiều (đi bộ cũng rất tốt), tập thể dục thì mới hết thôi. Mà mình thấy cũng đúng thế thật. Luyện tập thì hết nhưng uống thuốc thì hại lắm. nếu bạn đang mang thai thì tập nhẹ nhàng thôi nhé.

Lưu ý: tùy từng trường hợp khác nhau có từng phương pháp khác nhau. Các thông tin này chỉ dùng cho tham khảo. Không có mục đích chữa trị. Vậy nên, Khi có các dấu hiệu về bệnh lý, nên đi khám và uống thuốc , tập luyện theo toa của bác sĩ  trị liệu. Tuyệt đối không tự chữa trị.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x