Nghị lực sống phi thường của những em bé sinh non

Những em bé này đã “cãi lời số mệnh” và lớn lên từng ngày một cách khỏe mạnh trong sự ngạc nhiên xen lẫn hạnh phúc của mọi người.


Sinh non là một cơn ác mộng đối với bất kì cặp vợ chồng nào. Nhưng một người mẹ ở Sydney đã chia sẻ câu chuyện cảm động về hành trình lội ngược dòng đáng nể của đứa con sinh non, để rồi trở thành nguồn cảm hứng cho hàng trăm bà mẹ cùng cảnh ngộ khác lần lượt kể câu chuyện của họ.

Người mẹ tuyệt vời ấy tên là Melisa Gardner. Cô đã chia sẻ câu chuyện về cậu con trai Dwight và những sợ hãi mà cô phải đối mặt. Và giờ đây, Dwight đang là một cậu bé 10 tuổi khỏe mạnh và hạnh phúc.

Melisa Gardner sinh Dwight sớm, ở tuần thứ 32 nên lúc lọt lòng, cậu bé chỉ nặng vỏn vẹn 2kg và cao 42cm. (Ảnh: Daily Mail)
Melisa Gardner sinh Dwight sớm, ở tuần thứ 32 nên lúc lọt lòng, cậu bé chỉ nặng vỏn vẹn 2kg và cao 42cm. (Ảnh: Daily Mail)
Khi đó, bé Dwight phải ở bệnh viện trong 4 tuần. Giờ đây đã là một cậu bé 10 tuổi khỏe mạnh và hạnh phúc. (Ảnh: Daily Mail)
Khi đó, bé Dwight phải ở bệnh viện trong 4 tuần. Giờ đây đã là một cậu bé 10 tuổi khỏe mạnh và hạnh phúc. (Ảnh: Daily Mail)

“Chào các mẹ, đặc biệt là các mẹ từng sinh non. Đây là bé Dwight, con trai lớn của mình. Cậu nhóc ‘chui ra’ tại bệnh viện Westmead, Sydney ở tuần thứ 32 sau khi quyết định rằng bụng mình không đủ chỗ chứa nữa. Đó quả là một khoảng thời gian khủng khiếp đối với hai vợ chồng mình. Tụi mình đã rất sợ khi thấy con ngừng thở nhưng cậu nhóc quả thật là siêu nhân. Sau 4 tuần nằm viện thì tụi mình được phép mang con về nhà. Và giờ đây, cậu nhóc đã lớn khôn, trở thành một người con có hiếu, một ông anh cả và một người bạn tuyệt vời” – Gardner hạnh phúc chia sẻ câu chuyện của mình lên mạng xã hội.

“Mình biết rằng còn rất nhiều mẹ đã từng sinh non và mình chỉ muốn động viên mọi người rằng: còn nước còn tát, luôn có tia hi vọng từ lúc tối tăm nhất” – Gardner cho biết. (Ảnh: Daily Mail)
“Mình biết rằng còn rất nhiều mẹ đã từng sinh non và mình chỉ muốn động viên mọi người rằng: còn nước còn tát, luôn có tia hi vọng từ lúc tối tăm nhất” – Gardner cho biết. (Ảnh: Daily Mail)

Kể từ đó, Gardner nhận được rất nhiều bức ảnh những đứa trẻ sinh non đã thay đổi ra sao từ các người mẹ cùng cảnh ngộ. Một trong số đó là cô bé Grace, 3 tuổi, con của chị Michaela Harris, sinh sớm khi chỉ mới ở tuần thứ 24 với cân nặng là 490gam. Cô bé Grace được chuyển đến bệnh viện Westmead để thực hiện ca phẫu thuật tim khi chỉ mới 4 tuần tuổi.

Bé Grace là con của Michaela Harris, sinh non ở tuần thứ 24 và chỉ nặng 490gam. (Ảnh: Daily Mail)
Bé Grace là con của Michaela Harris, sinh non ở tuần thứ 24 và chỉ nặng 490gam. (Ảnh: Daily Mail)
“Tôi từng hỏi các nữ hộ sinh rằng con tôi có bao nhiêu phần trăm sống sót, và con số họ đưa ra rất đáng buồn”… – Harris kể lại. (Ảnh: Daily Mail)
“Tôi từng hỏi các nữ hộ sinh rằng con tôi có bao nhiêu phần trăm sống sót, và con số họ đưa ra rất đáng buồn”… – Harris kể lại. (Ảnh: Daily Mail)
Bé Grace bây giờ đã là một cô bé 4 tuổi đáng yêu và lanh lợi. (Ảnh: Daily Mail)
Bé Grace bây giờ đã là một cô bé 4 tuổi đáng yêu và lanh lợi. (Ảnh: Daily Mail)
Sinh non, bị bệnh tim, nhiễm trùng… tất cả đều không thể đánh bại cô bé kiên cường. Grace được về nhà sau 123 ngày nằm viện. (Ảnh: Daily Mail)
Sinh non, bị bệnh tim, nhiễm trùng… tất cả đều không thể đánh bại cô bé kiên cường. Grace được về nhà sau 123 ngày nằm viện. (Ảnh: Daily Mail)
Grace đã phải thở bằng máy ô-xi trong 18 tháng đầu đời nhưng rồi cũng vượt qua kì kiểm tra thính lực, thị lực và một số chức năng khác. (Ảnh: Daily Mail)
Grace đã phải thở bằng máy ô-xi trong 18 tháng đầu đời nhưng rồi cũng vượt qua kì kiểm tra thính lực, thị lực và một số chức năng khác. (Ảnh: Daily Mail)

Các bác sĩ rất bất ngờ vì nghị lực sống của con bé ngay từ những phút đầu đời. Tất cả chúng tôi đều ngạc nhiên vì điều đó” – Harris cho biết.

Grace đã phải thở bằng máy ô-xi trong 18 tháng đầu đời nhưng rồi cũng vượt qua kì kiểm tra thính lực, thị lực và một số chức năng khác. Giờ đây, Grace đã trở thành một cô bé 4 tuổi lanh lợi. Nếu không có vết sẹo ở vai do cuộc phẫu thuật năm xưa để lại thì chắc không ai nghĩ rằng cô bé từng có một thời gian dài nằm viện điều trị.

Một trường hợp khác là chị Debra Tropea và bé Kruz, sinh non ở tuần thứ 35. (Ảnh: Daily Mail)
Một trường hợp khác là chị Debra Tropea và bé Kruz, sinh non ở tuần thứ 35. (Ảnh: Daily Mail)
Vì một số biến chứng và bệnh tiền sản giật mà mẹ của bé Kruz rất yếu sau khi sinh. (Ảnh: Daily Mail)
Vì một số biến chứng và bệnh tiền sản giật mà mẹ của bé Kruz rất yếu sau khi sinh. (Ảnh: Daily Mail)

Bốn năm trước, sau khi sinh bé Kruz, Tropea đã phải nằm trong viện suốt 5 tuần bởi bệnh tiền sản giật và một số biến chứng khác. “Chúng tôi đã chiến đấu và cùng chiến thắng. Tôi yêu con vì cậu bé có một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim biết thương người và là người đàn ông nhỏ bé tuyệt vời” – chị Tropea niềm nở kể.

Với khoảng 8% trẻ em sinh non ở Úc mỗi năm, những người phụ nữ này mong muốn sẽ mang đến niềm hi vọng cho các cặp vợ chồng chẳng may sinh non. (Ảnh: Daily Mail)
Với khoảng 8% trẻ em sinh non ở Úc mỗi năm, những người phụ nữ này mong muốn sẽ mang đến niềm hi vọng cho các cặp vợ chồng chẳng may sinh non. (Ảnh: Daily Mail)

Chị Tropea còn chia sẻ: “Tôi còn không biết rằng người ta chụp hình mẹ con tôi khi bé vừa ra đời. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, và rồi sau đó tôi vô tình tìm thấy bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Phải nói rằng tôi cực kì hạnh phúc vì bức ảnh này”.

Kruz nay đã trở thành một cậu bé tuyệt vời, một người đàn ông nhỏ bé nhạy cảm và biết yêu thương. (Ảnh: Daily Mail)
Kruz nay đã trở thành một cậu bé tuyệt vời, một người đàn ông nhỏ bé nhạy cảm và biết yêu thương. (Ảnh: Daily Mail)

Những tưởng rằng cuộc sống này không chào đón chúng tôi, nhưng việc mẹ con tôi giờ đây vẫn còn sống khỏe mạnh, chúng tôi lại càng trân quý mỗi ngày trôi qua” – Tropea kể lại.

Theo Yan

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x