Khác với thời son rỗi, bổ sung sắt cho bà bầu cần tuân thủ một số quy tắc nhất định. Vì ngoài sức khỏe của bầu, sự phát triển của thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều
- Người đàn bà hơn 10 năm gõ cửa từng phòng khám ở Hà Nội để “xin” các hài nhi xấu số về chôn cất
- Lễ Thai Nhi Đầu Năm Mới Với Khoảng 700 Em – BVSS Gp.Xuân Lộc – Đồng Nai
- Nguyên tắc giúp bé hấp thu đủ vi chất cần thiết
- Mang thai trước 18 tuổi: hệ lụy khó lường
Không chỉ tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với những người bình thường, thiếu sắt có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, nhưng với phụ nữ mang thai, thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển…
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Bài viết sau sẽ giúp bầu trang bị những thông tin cần thiết nhất.
1/ Bổ sung sắt cho bà bầu: Bao nhiêu mới đủ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45 mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón khi mang thai trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể gây nôn ói, tiêu chảy. Cách nhanh nhất để giải quyết tình trạng bổ sung sắt quá liều là uống thêm nhiều nước để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài hoặc ăn thêm chất xơ để ngăn ngừa táo bón.
2/ Bổ sung sắt như thế nào?
Thực phẩm tự nhiên là nguồn bổ sung sắt an toàn và phong phú nhất cho bà bầu. Không chỉ sắt, khi ăn thực phẩm hàng ngày, bà bầu còn được lợi một lượng vitamin và khoáng chất quan trọng với cơ thể. Chẳng hạn, bà bầu ăn cam vừa giúp bổ sung sắt, vừa bổ sung vitamin C và “lời” thêm được một lượng canxi đáng kể.
Tuy nhiên, sắt rất dễ bay hơi trong quá trình chế biến nên để đảm bảo cho nhu cầu mỗi ngày, các bác sĩ có thể kê đơn cho bạn uống bổ sung sắt. Chứa hàm lượng sắt khá cao, nên thuốc sắt có thể gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là tình trạng táo bón. Một số mẹ bầu khác có thể bị ợ nóng, khó chịu ở bụng, nôn mửa, tiêu chảy… Tùy thuộc vào tác dụng phụ, bạn có thể thay đổi thời điểm uống bổ sung sắt để hạn chế những khó chịu có thể gây ra. Chẳng hạn, nếu bị ợ nóng, bầu nên tránh uống sắt trước khi đi ngủ. Ngược lại, nếu uống sắt khiến bầu buồn nôn, trước khi đi ngủ lại là thời điểm hoàn hảo để “nạp” thêm loại khoáng chất dinh dưỡng này.
3/ 5 quy tắc cần nhớ khi bổ sung sắt cho bà bầu
– Không “song hành” cùng canxi: Là 2 nhân tố quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng sắt và canxi thường khá kỵ nhau. Vì vậy, bầu không nên uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.
– Không uống sắt cùng trà và cà phê: Giống như canxi, caffein trong trà và cà phê cũng sẽ nhanh chóng làm sắt “bốc hơi”.
– Uống cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước giàu vitamin C: Nếu canxi hạn chế khả năng hấp thu sắt của cơ thể, thì vitamin C lại có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu sắt. Không chỉ uống cùng thuốc bổ sung, khi ăn các loại rau củ giàu sắt, bạn cũng có thể uống thêm vitamin C, để tăng khả năng hấp thu.
– So với thực vật, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn hẳn. Tuy nhiên, bà bầu nên hạn chế ăn gan động vật. Vì ngoài sắt, hàm lượng vitamin A dạng hoạt động trong gan động vật khá cao, có thể gây dị tật thai nhi.
– Nấu nướng bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng “thất thoát” sắt từ thực phẩm
Theo Marrybaby