Hơn 10 năm qua có một người phụ nữ vẫn hàng ngày miệt mài đến gõ cửa từng phòng khám để ‘xin’ các hài nhi xấu số về chôn cất, nhang khói tại nghĩa trang Đồi Cốc (Sóc Sơn, Hà Nội).
- Dấu hiệu sớm cảnh báo bạn bị thừa estrogen – hormone có thể gây ung thư vú
- Nuôi mèo có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
- Đến chùa nghe sư thầy kể về hài nhi bị bỏ rơi
- Khủng hoảng tình trạng trẻ vị thành niên phá thai ngày càng tăng
Nghĩa trang Đồi Cốc (Sóc Sơn, Hà Nội) nằm hiu quạnh giữa cánh đồng lúa, ít người biết rằng đây là nơi an nghỉ của hơn 80.000 hài nhi xấu số, chưa kịp thành dáng, thành hình đã phải lìa trần do sự nhẫn tâm của các bậc sinh thành.
Đã gần 10 năm nay, có một người phụ nữ ròng rã không kể ngày nắng hay mưa, đông hay hè, mỗi ngày hai lần bà tới gõ cửa các phòng khám, cơ sở y tế có dịch vụ nạo phá thai để xin xác hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi khi còn đỏ hỏn mang về nghĩa trang Đồi Cốc để chôn cất.
Lý giải về hành động có phần khác người của mình, bà Nguyễn Thị Nhiệm cho biết, lần đầu chứng kiến cảnh nạo phá thai, bà đã không kìm được xúc động và xin được mang cháu bé về nghĩa trang quê nhà để chôn cất.
Những ngày đầu làm công việc chôn cất hài nhi đối với bà Nhiệm thật không hề dễ dàng, những lời bàn tán xì xào của bà con làng xóm khiến bà nhiều lúc cũng cảm thấy nao lòng. Nhưng nhờ có sự ủng hộ, cảm thông của gia đình và Cha xứ trong giáo phận, dần dần công việc của bà nhận được sự ủng hộ của bà con làng xóm.
Đến nay, nhóm thiện nguyện ‘Bảo vệ sự sống’ tại xã Thanh Xuân (Đồi Cốc, Sóc Sơn, Hà Nội) đã có hơn chục người, họ thầm lặng làm công việc rửa ráy, nâng niu những sinh linh nhỏ bé ở khắp các nơi được mang về đây, giúp các em có được nấm mồ yên ổn để không phải chịu cảnh bị hắt hủi, quăng quật nơi thùng rác bệnh viện.
Những hài nhi nhỏ, được bà gói cẩn thận trong túi nilon, còn với những em lớn, đã thành hình được bọc cẩn thận trong nhiêu lớp vải xô, được chôn cùng với một bộ quần áo trẻ sơ sinh để các em không cảm thấy lạnh lẽo.
‘Những ngày đầu, chúng tôi thường chôn các em vào trong một chiếc niêu đất, bất kể nhỏ hay to. Nhưng số lượng mỗi ngày một tăng, đất nghĩa trang lại chật, tôi phải cắt một phần đất ruộng của gia đình, xây tường gạch quây lại để có thêm chỗ đón các em.’ – bà Nhiệm chia sẻ.
Số lượng thai nhi mỗi ngày được đem về đây cũng khác nhau. ‘Trung bình mỗi ngày có khoảng 15 tới 20 bé, nhưng những ngày thứ 7, chủ nhật con số có khi lên tới 50, 70 em. Lần đỉnh điểm nhất lên tới 3 xe cải tiến, chúng tôi vừa niệm, vừa chôn các em mà ai cũng rấm rứt khóc vì đau xót quá.’ Bà Nhiệm tâm sự.
10 năm ròng rã, đến nay nghĩa trang Đồi Cốc đã là nơi an nghỉ của hơn 80.000 hài nhi xấu số, bà Nhiệm cùng nhóm tình nguyện ‘Bảo vệ sự sống’ vẫn hàng ngày làm công việc chôn cất hài nhi của mình. Cuối ngày bà thường lui tới nhà thờ, cầu nguyện cho những sinh linh bé nhỏ được an nghỉ và cầu mong một tương lại không còn thai nhi nào bị phá bỏ nữa.
Theo VTC News