Khi bé bị tiêu chảy, mẹ thường rất lo lắng vì sợ bé sẽ bị mất nước và việc đi tiêu liên tục sẽ dễ làm bé bị hăm, đau rát. Hơn nữa, việc cho bé ăn gì trong lúc này để “cầm” được chuyện đi tiêu cũng là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ
- Những điều cần lưu ý khi dạy con từ trong bụng mẹ
- Sự thật khủng khiếp về nạo phá thai ở VN
- Bà mẹ xinh đẹp hoãn điều trị ung thư để con gái chào đời
- 13 điều thường sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1/ Bé bị tiêu chảy: Vì đâu nên nỗi?
Trẻ em bị tiêu chảy thường sẽ chia thành 2 dạng: cấp tính và mãn tính. Với những trường hợp tiêu chảy cấp tính, vi-rút Rota là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất và có thể tự hết trong vòng 3-10 ngày. Trẻ từ 6 đến 32 tuần tuổi có thể cho uống vắc xin Rotateq hoặc Rotarix để chống lại loại vi rút này. Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như:
– Nhạy cảm với thực phẩm
– Vi khuẩn
– Vi rút
– Ký sinh trùng
– Ảnh hưởng của thuốc
– Rối loạn chức năng ruột
Nếu bé bị tiêu chảy, hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt, nhất là với trẻ mới sinh và sơ sinh vì nó dễ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng chỉ trong vòng 1-2 ngày. Một đứa trẻ chỉ cần mất nước trong vài ngày là đã có thể tử vong. Hướng điều trị chính của bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ là tìm cách nạp thêm nước cho bé để bù lại phần nước đã mất.
2/ Bé bị tiêu chảy: Nên và không nên ăn gì?
Để hệ tiêu hóa đang tổn thương của bé có thể khởi động lại từ từ, mẹ nên chia thức ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ. Ruột và hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt nên có thể mất từ 3-4 ngày mới chính thức hoạt động trở lại như thường. Sau thời gian này, nếu thấy phân của trẻ sơ sinh trở lại bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng nữa.
Theo các chuyên gia, để phân bé nhanh đặc và cứng hơn, mẹ có thể áp dựng thực đơn “thần kỳ” B.R.A.T, bao gồm chuối (banana), gạo (rice), nước sốt táo (apple sauce) và bánh mì nướng (toast). Đây là những thực phẩm tuyệt vời giúp bé nhanh chóng thoát khỏi tiêu chảy. Ngoài ra, một số thực phẩm cũng rất hữu ích trong tình trạng này, chằng hạn:
– Bột ngũ cốc
– Bánh mì, nên chọn loại bánh mì nướng
– Mì
– Khoai tây
– Sữa chua
Đồng thời, mẹ cũng nên tránh những thực phẩm có tác dụng nhuận trường như:
– Các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua vì trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé)
– Một số loại trái cây: đào, lê, mận, mận khô, mơ và các loại quả có hạt khác có khả năng làm phân mềm hay lỏng
– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Tiêu chảy liên tục trong vòng 2 ngày và da của bé không trở lại bình thường sau khi ấn nhẹ là báo hiệu cho thấy cơ thể bé đang bị mất nước nghiêm trọng. Mẹ nên nhanh chóng bổ sung nước và đưa bé đến bệnh viện.
Theo Marrybaby