Cân nặng thai nhi dưới chuẩn, nguyên nhân do đâu?

Trẻ sinh nhẹ cân, điển hình dưới 2500g, rõ ràng phải đối mặt với nhiều bất lợi hơn so với trẻ sinh đủ cân tiêu chuẩn. Không những kém phát triển về thể chất, trẻ còn gặp khó khăn cả về trí tuệ. Để ngăn ngừa tình trạng sinh con nhẹ cân, mẹ nên tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau!


1/ Tuổi sinh nở

Phụ nữ mang thai dưới 20 hoặc trên 35 đều có nguy cơ cao sinh con nhẹ cân. Cơ thể đang phát triển của người mẹ nhỏ tuổi, do khung chậu hẹp, nên dễ gây biến chứng sản khoa, thiếu máu, nhiễm trùng và dẫn đến cân nặng thai nhi dưới chuẩn.

Mẹ lớn tuổi lại là do sức khỏe giảm sút, thai nhi phát triển chậm trong tử cung do các mạch máu lưu thông kém.

Trẻ sinh nhẹ cân chủ yếu do ý thức không tốt về sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ
Trẻ sinh nhẹ cân chủ yếu do ý thức không tốt về sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ

2/ Khoảng cách giữa các lần sinh nở

Sinh nở liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sinh con nhẹ cân. Sức khỏe, năng lượng tiêu hao trong lần sinh và chăm con trước không đủ chuẩn để mẹ tiếp tục cho lần sinh kế tiếp. Nạn nhân bị ảnh hưởng lúc này chính là thai nhi trong bụng.

3/ Thói quen hút thuốc, uống rượu

Nicontin, carbon monoxide trong thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình vận chuyển dưỡng chất từ mẹ sang con, từ đó làm chậm sự phát triển của thai nhi, gây ra tình trạng nhẹ cân, thiếu kg sau sinh.

Thói quen uống rượu cũng gây hại không kém. Chất chuyển hóa trong rượu làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn ở cơ thể mẹ, đồng thời tác động xấu đến chức năng nội tiết và nhận dưỡng chất ở bào thai.

4/ Để cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Song song với chế độ ăn uống khi mang thai, dinh dưỡng trước khi mang thai là điều mẹ cần quan tâm hằng đầu để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện ở bé con. Với những phụ nữ nhẹ cân, nên tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng cho 9 tháng mang nặng. Các chuyên gia kết luận rằng mẹ thiếu cân dễ sinh con nhẹ cân. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đẻ bé thiếu cân là 28,6% ở mẹ dưới 40kg, và 16,6% ở mẹ trên 40kg.

Một khi đã bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần áp dụng nguyên tắc “ăn cho cả hai” hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện. Lúc này, dinh dưỡng của bé con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai, bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối,…

Tùy vào cân nặng của bản thân trước khi mang thai, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp để tăng cân hợp lý khi mang thai. Trọng lượng trung bình cần tăng trong thai kỳ là vào khoảng 10-12kg. Trừ khi bị thừa cân, béo phì, chuyện tăng chỉ từ 5-8kg khi mang thai sẽ tăng rủi ro sinh bé nhẹ cân.

Việc đảm bảo sức khỏe an toàn trong thai kỳ cũng đặc biệt quan trọng. Chỉ một chút lơ là mắc phải nhiễm độc thai nghén, sản giật, tăng huyết áp, việc phát triển của thai nhi sẽ bị de dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng. Chưa kể, nghiêm trọng hơn bé sẽ bị sinh non, theo đó cân nặng dưới chuẩn là điều hiển nhiên.

Theo MarryBaby

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x