Lặng nhìn hài nhi thoi thóp trong túi ny lông và 2.000 mộ thai nhi giữa Hà Nội

Hàng ngày những người trong nhóm thiện nguyện đã phải tự tay chôn cất từ 30 tới 40 thai nhi bị bố mẹ vứt bỏ ở các phòng khám tư.


hai-nhi-thoi-thop-trong-tui-ny-long (1)

Thế nhưng cái ước nguyện tưởng như nhỏ nhoi ấy của họ lại ngày càng khó thành hiện thực khi những phòng nạo hút, phá thai vẫn mọc lên như nấm; khi những kiểu quan hệ sống thử, có thai trước hôn nhân… vẫn được nhiều bạn trẻ tặc lưỡi cho là chuyện bình thường giữa thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 Chiếc bể tập thể này sẽ được chia ra từng ngăn nhỏ tùy vào mỗi lần đem xác thai nhi về nhiều hay ít.
Chiếc bể tập thể này sẽ được chia ra từng ngăn nhỏ tùy vào mỗi lần đem xác thai nhi về nhiều hay ít.

Để lại đằng sau lưng không khí âm u, lạnh lẽo, ám ảnh trong phòng khám phá thai K gần bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chúng tôi cùng những người làm công tác thiện nguyện, thu gom xác thai nhi đến với nghĩa trang Từ Châu, Liêm Châu, Thanh Oai, Hà Nội – nơi an nghỉ của những hài nhi xấu số.

Ở đây, tôi có dịp được làm quen với những con người rất bình dị: chú Sinh, chú Nho, cô Ất… những người không quản khó khăn, nhọc nhằn, “chống” lại thời tiết, sự vất vả để lo cho những hài nhi xấu số có được một “ngôi nhà” thực sự bình yên.

Qua tâm sự của chú Nho, mỗi khi nhận về một sinh linh vừa chào đời nhưng cơ thể đã lạnh ngắt, chú đều không tránh khỏi cảm giác chua xót: “Chúng nó cũng như con cháu mình mà thôi”.

hai-nhi-thoi-thop-trong-tui-ny-long (3)

Một ngày theo chân chú Nho – người thuộc lòng “lai lịch” của những nấm mồ không đánh số của các hài nhi, tôi được biết nhiều hơn những câu chuyện đau lòng đằng sau đó.

Mong một ngày nào đó thất nghiệp”, câu nói cứ lặp đi lặp lại trong câu chuyện của chú Nho. Gắn bó với công việc này, gắn bó với nghĩa trang thai nhi Từ Châu từ năm 2009 tới nay, đã 4 năm trôi qua, chôn cất gần 20.000 hài nhi nhưng chưa một ngày những người như chú được “rửa tay”. “Càng mong thất nghiệp thì lại có càng nhiều các sinh linh vô tội tìm tới mình. Đau xót lắm”, chú Nho tâm sự.

Cùng làm công việc chôn cất các thai nhi bị bố mẹ đang tâm rũ bỏ, chú Sinh chia sẻ: “Nếu các con không được gom về những nơi như nghĩa trang thai nhi này thì có lẽ các con sẽ thành rác thải trộn lẫn cùng một mớ hỗn độn những xú uế. Tội nghiệp cho các con lắm!”.

Cô Ất cũng nghẹn ngào kể lại: “Có những hôm trời mưa như trút nước, chúng tôi tưởng chừng không thể mang các em về được nơi chôn cất. Chiếc túi nilon màu đen đựng thi thể các em cũng lõng bõng nước mưa.

Cũng có trường hợp, khi tôi mở túi ra, thì bên trong vẫn có những hài nhi còn thoi thóp thở như đang cố gắng níu lại chút hơi thở yếu đuối, cố gắng để được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và hi vọng mình cũng sẽ có cơ hội làm người. Thế nhưng… chúng tôi vẫn chậm, cơn mưa cùng với sự vô tâm của một số người đã cướp đi quyền làm người của các em”.

Theo chú Sinh thì tại nghĩa trang Từ Châu, mỗi ngày họ tiếp nhận và mang chôn khoảng 20 – 30 hài nhi. Có những ngày đỉnh điểm lên tới gần 50 thi thể. Công việc khâm liệm, chôn cất những sinh linh nhỏ bé ấy đã trở thành công việc quen thuộc với họ.

Nói là quen thuộc và tưởng như sẽ không bị ám ảnh đấy nhưng từ khi gắn bó với công việc này, đêm nào giấc ngủ của chú Sinh cũng chập chờn hình ảnh của những đứa trẻ vô tội.

Theo Tri Thức Trẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x