Có nên nằm than sau khi sinh em bé?

Phụ nữ có nên nằm than sau khi sinh không?” là câu hỏi khiến nhiều bà mẹ “lăn tăn” nhất. Đây là một quan niệm, thói quen có từ ngày xưa của ông bà ta. Liệu bây giờ còn phù hợp?


Có nên nằm than sau khi sinh em bé? – Các cụ bảo “Có”

 Phu-nu-co-nen-nam-than-sau-khi-sinh-khong1

Đem câu hỏi “Có nên nằm than sau khi sinh không?” với các cụ thì y như rằng 10/10 cụ bảo “Có”. Đây là quan niệm, thói quen có từ ngày xưa và nó trở thành một phong tục, tập quán không thể thiếu trong việc chăm sóc bà đẻ.

Các cụ cho rằng phụ nữ sau sinh luôn cảm thấy lạnh, cơ thể yếu đuối, em bé cũng còn yếu ớt nên việc cho hai mẹ con nằm than sau khi sinh để giữ ấm và giúp xương cứng cáp hơn.

Thực ra, các cụ bảo nằm than sau khi sinh là không hề sai mà lại có cơ sở:

– Quan niệm nằm than sau khi sinh bắt nguồn từ miền Bắc, miền Trung. Ở những vùng này thời tiết thường lạnh, đặc biệt là về mùa đông và những tháng mùa mưa.

– Nhà ngày xưa thường thấp, nền đất, mái tranh nên rất lạnh. Nhà thông thoáng chứ không kín mít như nhà bây giờ.

Nhưng việc “Có nên nằm than sau khi sinh?” chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường ngày xưa mà thôi.

Có nên nằm than sau khi sinh em bé? – Bác sĩ bảo “Không”

 Phu-nu-co-nen-nam-than-sau-khi-sinh-khong2

Suy cho cùng mục đích nằm than sau khi sinh là để sưởi ấm cho hai mẹ con. Nằm than cũng giúp mẹ bầu nhanh chóng giảm mỡ bụng. Ngày nay, bạn có thể thay thế việc nằm than bằng những giải pháp khác.

Việc nằm than sau khi sinh lợi ít mà hại thì nhiều, bởi vì:

– Than khi đốt cháy sinh ra khí CO2. Đây là khí độc không tốt cho mẹ, đặc biệt là con nhỏ. Hệ hô hấp của bé còn yếu mà lại được đặt trong căn phòng “ngập tràn” CO2 khiến bé hít thở khó khăn, có trường hợp dẫn tới ngạt thở tử vong. CO2 cũng khiến cho bé mắc các bệnh về phổi sau này.

– Nhiệt độ của bếp than không phải lúc nào cũng giống nhau. Có lúc nóng hừng hực, có lúc tắt ngấm. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cơ thể yếu và mệt mỏi hơn.

– Hằng năm, có vài vụ trẻ sơ sinh bị bỏng do nằm than. Lửa than bén lên giường, nệm gây cháy và làm bỏng bé.

– Sự bí bách do nằm than cũng là nguyên nhân khiến hai mẹ con bị nổi mẩn đỏ.

– Phòng bà đẻ ngày nay chủ yếu là phòng kín, phòng có máy lạnh. Phòng kín khiến CO2 không thoát ra ngoài dẫn tới làm ngạt thở.

Câu trả lời của Bác sĩ Trần Vĩnh Huy – SKDS

Một thói quen và tập quán tồn tại từ xưa đến nay ở một số vùng là phụ nữ sau khi sinh nằm trên giường, dưới là một chậu than để sưởi, đặc biệt là chị em ở vùng sâu, vùng xa, sinh con vào mùa lạnh. Theo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít mà hại nhiều.

Theo quan niệm trước đây, khi sinh, sản phụ bị mất một lượng máu ít nhất 300ml. Do vậy, cơ thể của sản phụ sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi… của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi. Sau sinh, các trạng thái này bị “cắt” đột ngột làm cơ thể của người mẹ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Do đó, sản phụ phải nằm than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn; lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run…Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 mà sản phụ thì thường được sắp xếp nằm trong phòng kín gió, nên lượng khí CO2 sẽ bay quanh quẩn trong phòng. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 ­ dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ… Ngoài ra, không phải lúc nào người thân sản phụ cũng có thời gian để thường xuyên canh mẻ lửa than nên có khi quá nóng, có khi lại quá nguội. Sản phụ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa tàn lại làm cho sản phụ lạnh hơn. Trạng thái nóng rồi lạnh bất thường cũng không tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ. Đáng nói hơn là nằm than sẽ dễ bị bỏng, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có làn da rất mỏng. Nằm than trong mùa hè oi bức càng dễ làm da bé nổi mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt, trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả sản phụ lẫn trẻ đều bị mất nước. Mặt khác, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn, sản phụ không bị đau nhức… Cần biết rằng những bệnh lý sau sinh như đau lưng, hay quên… là do dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động chân tay chưa hợp lý… của sản phụ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.

Mặc dù ít gặp trường hợp sản phụ và trẻ nằm than bị ngạt do khí CO2 dẫn đến tử vong, nhưng đã có nhiều trường hợp sản phụ và trẻ phải nhập viện vì nằm sưởi than. Sản phụ thì bị lở lưng, trẻ thì bị bỏng, mụn rộp nổi lên khắp người, nhiễm trùng da và lan sang các bộ phận khác. Vì vậy, thay vì nằm sưởi than, sản phụ chỉ cần vận động sớm, với động tác nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn mạch máu, các cơ sớm phục hồi, hiện tượng nhão cơ ít xảy ra, da không bị nhăn. Nếu muốn giữ ấm cho trẻ và sản phụ, có thể sử dụng bóng đèn tròn đặt dưới gầm giường nhưng nên nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa, không quá nóng.

Khi chăm sóc sản phụ sau sinh, cần tránh những quan niệm thiếu cơ sở khoa học, như: nằm sưởi than; ăn uống kiêm khem quá mức, không đủ chất dinh dưỡng… Nên cho sản phụ ăn đủ chất, ăn nhiều món. Sản phụ phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ… Sản phụ nên vận động sớm bằng các động tác nhẹ và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý…

 

Làm cách nào để giữ ấm cơ thể khi mà không nằm than sau khi sinh?

Với những gia đình có các cụ bảo thủ với quan niệm nằm than sau khi sinh thì hai vợ chồng bạn phải tranh đấu tới cùng. Thậm chí nhờ bác sĩ “ra mặt” vì nằm than sau khi sinh không còn phù hợp nữa.

Phu-nu-co-nen-nam-than-sau-khi-sinh-khong3

Phụ nữ sau sinh có thể giữ ấm và giảm mỡ bụng bằng các cách dưới đây:

– Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, khăn choàng cổ, đi tất, mang bao tay.

– Phụ nữ trong tháng không được đụng nước lạnh nhưng vẫn phải tắm, vệ sinh thân thể bằng nước ấm.

– Thoa rượu gừng, rượu nghệ, dầu để giữ ấm cơ thể và kích thích các huyệt dưới da hoạt động. Thoa rượu gừng, rượu nghệ có tác dụng giữ ấm, làm đẹp da và giảm mỡ bụng hiệu quả.

– Chườm túi nước nóng (túi cao su) cũng là cách giảm mỡ bụng nhanh và an toàn.

– Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh vài tuần.

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x