Nhiều mẹ không biết cách cho trẻ nhỏ uống thuốc do khi đưa thuốc nào miệng bé thường quẫy khóc, ngậm miệng do đó thuốc đổ hết ra ngoài hoặc trẻ nôn trớ, ói hết thuốc. Trẻ bị ho rất cần uống thuốc đủ liều lượng để bệnh mau khỏi, không diễn tiến nặng. Sau đây hướng dẫn các mẹ cách cho trẻ uống thuốc đúng cách nhé.
- Mỗi ngày có 2.000 bé gái Ấn Độ bị tước đoạt quyền được sống
- Sốc với 70 nghìn ca phá thai vị thành niên, thanh niên mỗi năm tại VN
- Bộ Y tế cảnh báo virus gây đầu nhỏ xuất hiện ở Việt Nam
- Chuyện của chàng bác sĩ trẻ … đỡ đẻ
Trẻ sơ sinh bị ho hay sổ mũi bác sĩ thường cho thuốc viên các mẹ thường nghiền thành bột pha vào sữa cho bé uống điều này là không tốt vì có thể trẻ sợ mùi thuốc và bỏ bú luôn. Các mẹ cho trẻ sơ sinh uống thuốc thường bị nôn trớ, ói hoặc trẻ phun thuốc ra ngoài hết.
Kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi uống thuốc của các mẹ
Kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh uống thuốc của mẹ bé Susu:
Mẹ ra cửa hàng mẹ và bé hỏi mua dụng cụ uống thuốc cho bé thử coi tình hình khả quan hơn không. Nhà mình thì mình phải trộn với mật ong và C dạng siro cho ngọt, bố cầm cốc thuốc, mẹ cầm cốc nước. Cứ 1 thìa thuốc là 1 thìa nước từ từ. Mà cũng vất vả ghê gớm
Kinh nghiệm của mẹ bé Kitty:
Để dễ uống thuốc nên kết hợp thuốc với chất tạo vị giác thích hợp cho bé (mật ong chẳng hạng), khi cho bé uống nếu bị trớ ra thì căng cứ vào lượng trớ ra mà bổ sung cho bé sau 30p. Sau khi uống xong cố gắng “dzụ” cho bé ngủ, khi ngủ bé sẽ dễ tránh những tác động không mong muốn. Còn nguyên nhân tại sao thì … mình cũng bó tay, cả nghìn lý do, Bé mình nằm viện gần 2 tháng, cứ hai ba ngày là lấy máu xét nghiệm một lần nhưng cũng không ra nguyên nhân, mình cứ kiên trì chăm sóc như thế, xót con ơi là xót. Giờ thì đã khỏi rồi nhưng nhớ lại vẫn thấy ngán vô cùng.
Kinh nghiệm của mẹ Thu Ngọc:
Con mình 2 tuần trước thời tiết chuyển mùa nên cũng ho (+bú sữa là trớ) và chảy mũi nước. Đi khám bác sĩ cũng kê 3 loại thuốc, trong đó có 1 loại là siro. Mỗi lần hòa thuốc + nước đút thìa cho uống là nôn hết cả sữa, mẹ bà ba thương quá là thương, bé mình quá nhạy cảm với mùi thuốc. Thế là mình hòa thuốc + sữa vào bình bú, nhưng mà mỗi cữ thuốc cũng chia ra khoảng 2-3 lần để làm giảm mùi thuốc, mỗi lần bú khoảng 30-40ml thôi. bú xong đùa giỡn chơi với bé, không để bé nằm 1 mình buồn và lật vì dễ nôn sữa. khoảng 30 phút mà không bị gì là mẹ nhẹ cả người vì thuốc đã tiêu hóa (bsi dặn nếu uống thuốc vào sau 15-30f nôn ra phải cho bé uống bù lại). Bsi kê cho bé nhà mình 5 ngày, nhưung thực tế uống khoảng 2.5 ngày, còn lại là ẩu và mẹ uống sữa dư có thuốc của bé. Ngoài ra, mình còn hấp ném + đường phèn cho bé uống. Tối nào cũng thoa dầu tràm vào lòng bàn chân và ngực, đeo găng chân giữ ấm. Kết quả khỏang 1 tuần thì bé cũng giảm ho, mũi không chảy nữa nhưng giờ bị lại. Thương bé quá. Chia sẻ với các mẹ nhé.
Trẻ bị ho nên uống thuốc gì
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây điều trị ho khác nhau, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc ho điều trị cho trẻ, nhất là không dùng thuốc ho của người lớn cho trẻ em. Khi sử dụng thuốc tây cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các thuốc có chứa chất an thần, chất á phiện, chất kháng histamine, corticoid gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.
Bên cạnh đó, có một số liệu pháp trị ho dân gian thường được ông bà ta hay sử dụng hoặc trong các bài thuốc đông y. Một số loại thảo dược và thành phần tự nhiên có tác dụng giảm ho cho trẻ như: lá húng chanh, cây kim ngân, mật ong, gừng, đường phèn, quất xanh, cam thảo, bạc hà… Tuy nhiên, điều trị cho trẻ bị ho bằng các loại thảo dược, đông y thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, nhưng thay vào đó lại an toàn cho trẻ khi sử dụng.
Tư vấn của bác sĩ về cách cho trẻ sơ sinh 5 tháng uống thuốc trị ho, sổ mũi
Hỏi: Chào Bác sĩ! Bé trai nhà em 5.5 tháng: nặng 7.2 kg, dài 69 cm. Bé mới tiêm ngừa vacxin 6 trong 1, sau đó bé bị sốt kèm theo ho và ói. 2 ngày sốt khoảng 38.5 độ là em cho uống thuốc nhưng hễ uống thuốc là ói, nôn trớ, em có lau mát cho bé, đến ngày thứ 3 bé có hạ sốt khoảng 38 độ.
Em đưa bé đi khám ở bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ chẩn đoán là bị viêm mũi họng. Bác sĩ có kê đơn thuốc gồm Mecefix 50mg và Siro ho Pectol nhưng bé nhà em cứ uống thuốc vào là ói. Mặc dù em đã áp dụng nhiều biện pháp: nhỏ từng giọt một bằng xi lanh, pha với sữa mẹ, cho uống rất chậm… nhưng bé vẫn ói.
Hiện tại bé ho nhiều và có đờm, mỗi lần ho là rất dễ ói, có sốt nhẹ (khoảng 38 độ), bé lười bú. Em không biết phải làm sao để cho bé uống thuốc và cũng không biết có bài thuốc dân gian nào có thể áp dụng cho bé hay không? Mong bác sĩ giúp đỡ.
Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi: Việc pha thuốc với sữa mẹ nhằm ‘đánh lừa’ để bé uống thuốc là không nên vì có nhiều trường hợp bé ghét mùi thuốc đã bỏ bú. Cũng tuyệt đối tránh bón thuốc vào miệng bé sau đó dùng thìa cản lưỡi để bé không ói thuốc ra được nên phải nuốt… bởi uống cách này khiến bé khó chịu, gào khóc.
Để giảm tình trạng nôn ói khi bé uống thuốc thì dụng cụ dùng đong thuốc cũng rất quan trọng. Đối với dạng thuốc lỏng thì nên dùng những loại muỗng, tách có chia vạch được bán kèm theo chai thuốc. Không nên dùng loại muỗng ăn thông thường ở nhà bếp vì có thể làm sai lạc liều lượng thuốc. Riêng đối với ống nhỏ đếm giọt thuốc, lọ thuốc nào phải dùng ống nhỏ ấy. Không được dùng ống nhỏ của lọ thuốc này để đếm giọt ở lọ thuốc khác.
Khi cho bé uống thuốc, bạn đặt bé ở vị trí giống như khi bú mẹ hoặc cho ngồi ở ghế cao. Từ từ cho thuốc vào một bên má của bé (không nên cho thuốc nước vào ngay sau cuống họng vì thuốc có thể làm cho bé bị ho, sặc, ngạt thở…) sau đó dùng tay ấn nhẹ 2 bên má của bé để bé nuốt thuốc dễ dàng.
Hoặc khi bé đã đói ngấu, cho bé bú bình rồi rút nhanh bình sữa ra, đổ thuốc vào miệng bé, đưa muỗng sâu vào miệng độ 1-2cm để thuốc không đổ ra ngoài, rồi nhanh chóng đút ngay bình sữa cho bé bú tiếp. Tiếp tục vài lần đến khi hết thuốc.
Cũng có thể dùng núm vú cao su để đưa thuốc vào cơ thể của bé. Cho thuốc vào bình sạch rồi thêm vài muỗng nước sạch và đảo đều bình để thuốc phân tán đều. Sau đó cho bé bú đến hết thuốc. Tráng bình bằng 2 – 3 muỗng canh nước sạch rồi cho trẻ bú tiếp.
Lưu ý: Một số loại thuốc có thể được cho thêm các hương vị như chocolate, nước trái cây, dưa hấu… Vì thế, khi chọn thuốc, ngoài việc chú ý đến thành phần chính, hãy để ý cả các hương vị kèm theo. Một lọ thuốc ho vị dâu hay thuốc hạ sốt vị cam có thể khiến bé thích thú hơn với việc uống thuốc.
Lưu ý: Các thông tin này chỉ dùng cho tham khảo. Không có mục đích chữa trị. Vậy nên, Khi có các dấu hiệu về bệnh lý, nên đi khám và uống thuốc , tập luyện theo toa của bác sĩ trị liệu. Tuyệt đối không tự chữa trị.