Bí quyết không nóng giận với con trẻ

Trẻ con hiếu động, thích làm theo ý mình, đôi khi mẹ tức nước vỡ bờ la mắng và đòn roi để dạy dỗ. Tuy nhiên mẹ ơi, nếu kiềm chế được nóng giận vẫn tốt hơn. Học lỏm mẹ Nhật 8 bí quyết sau nhé!


1. Bình tĩnh tìm hiểu mong muốn của bé

Việc đầu tiên mẹ cần làm khi bé có dấu hiệu hờn dỗi, phản kháng không phải là quát mắng hay dùng đòn roi để dọa nạt. Trái lại, lúc này bạn cần bình tĩnh quan sát thái độ, hành động từ bé để tiếp nhận trọn vẹn cảm xúc, tâm trạng của con. Từ đó, mẹ mới có thể đưa ra quyết định hợp ý hợp tình nhất.

khong-nong-gian-voi-tre (1)

Chẳng hạn khi bé mè nheo đòi mua đồ chơi bằng được, thay vì đồng ý ngay hoặc phản ứng gay gắt, mẹ cần bình tĩnh và nhẹ nhàng với con. “Mẹ biết con rất thích mua đồ chơi mới,…”, khởi đầu là như vậy, nhưng mua hay không lại là vấn đề khác. Mẹ cần làm dịu tính nhõng nhẽo của trẻ bớt, trước khi giải thích rõ cho bé nguyên nhân vì sao.

2. Biết cách lắng nghe con

Đừng nghĩ rằng bé còn nhỏ mà chưa biết gì, trẻ sẽ học được rất nhiều điều từ phản ứng, hành động, cách cư xử của ba mẹ. Nếu muốn bé tập trung lắng nghe mỗi lần người lớn nói, ngược lại bạn cũng phải hành xử tương tự. Dù rằng đó chỉ là lúc bé vòi vĩnh, bé cũng cần được tôn trọng và chăm chú lắng nghe. Vì vậy, nếu có đang bận điều gì, mẹ nhớ dừng việc đôi chút để lắng nghe con.

Cụ thể, mẹ nên để ý đến những cử chỉ nho nhỏ sau: Nhìn vào mắt khi con nói; gật đầu hoặc nói lại khi đồng tình; không chen ngang vào câu nói của trẻ; không đánh giá, chê bai, phê bình giữa chừng.

3. Nhắc lại lời con

Sau khi lắng nghe câu chuyện của trẻ, mẹ đừng vội đưa ra phán xét, đánh giá hay phê bình. Đơn giản, mẹ chỉ cần nhắc lại câu chuyện của con bằng ngôn ngữ của mình cũng đủ làm thỏa mãn trẻ. Trẻ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương từ hành động nho nhỏ ấy.

Nếu bé kể một câu chuyện tiêu cực, thay vì khuyên răn, dạy bảo, mẹ nên tìm cách thể hiện sự đồng cảm với con bằng cách biểu đạt khác. “Con đang buồn lắm đúng không?”, “Con không thích như vậy à?”. Sự tiếp nhận tích cực từ phía ba mẹ sẽ giúp làm nhẹ nhàng bớt câu chuyện căng thẳng bé vừa kể.

4. Nói câu cú đầy đủ

Sau khi đã tiếp nhận đầy đủ thông tin từ trẻ, việc cần làm lúc này của mẹ đó chính là truyền đạt thông điệp đúng cách. Bao nhiêu lần mẹ nói chuyện với con trong ngày với cách ra lệnh, cấm đoán theo kiểu: “Ăn nhanh đi còn đi học”, “Ngủ dậy nhanh trễ giờ rồi”, “Tại sao vẫn chưa dọn đồ chơi?”,…

Với cách truyền tải thông tin như vậy, mẹ chỉ đang khiến bé càng thêm chống đối và phản kháng. Bé sẽ khó hợp tác khi nhận được mệnh lệnh, phán xét từ ba mẹ. Tránh nói những câu trống không, ra lệnh với trẻ, thay vào đó, sử dụng thông điệp ngôi thứ nhất với chủ ngữ “ba, mẹ”; đồng thời nói giảm, nói tránh bớt những từ tiêu cực.

khong-nong-gian-voi-tre (2)

5. Đặt câu hỏi để tìm giải pháp

Mỗi khi phạm lỗi, chắc hẳn chẳng ai muốn bị hỏi tại sao lại như vậy, tại sao lại như thế kia, hoặc nếu giải thích cũng dễ cho là ngụy biện. Ai cũng có ý định phản kháng hoặc né tránh khi bị công kích. Trẻ con cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, mẹ nên tránh hỏi theo kiểu muốn chê trách, phê phán.

Thay vào đó, hãy thử hỏi con những câu khơi gợi giải pháp như: “Bây giờ phải làm thế nào để không như thế nữa nhỉ?”. Đơn giản vậy thôi, nhưng đây chính là câu hỏi hiệu quả tích cực nhất giúp bé nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho chính bản thân. Nếu trẻ không đưa ra câu trả lời, kiên nhẫn chờ đợi sự biến đổi tích cực từ trẻ theo thời gian. Thay đổi không thể diễn ra một sớm một chiều. Mẹ có thể bỏ qua, chờ đến thời điểm thích hợp khác và cùng con trao đổi lại.

Nếu con đưa ra giải pháp chưa hợp lý, lúc này, mẹ không nên phủ định hay thờ ơ. Hãy động viên con và giúp con tìm ra phương án tốt nhất “Làm như vậy có vẻ không ổn lắm vì…, do đó, mẹ con mình cùng tìm cách khác.”. Trao quyền chủ động cho trẻ chính là chìa khóa giúp con tự tin, độc lập và ngoan ngoãn hơn.

Theo Marrybaby

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x