Để chuẩn bị một chuyến đi du lịch với trẻ thật không dễ dàng đối với cha mẹ. Chúng tôi muốn giúp các bạn chuẩn bị một số vật dụng y tế và một số kiến thức khi đi tàu xe để bé có một chuyến nghỉ mát an toàn và vui vẻ.
- Những điều cần biết khi mang thai lần đầu tiên
- Cách phòng và tránh các bệnh dễ mắc phải của trẻ nhỏ khi trời trở gió
- Kỳ lạ 100 hài nhi chôn trong ngôi mộ hình bánh gato
- Viêm phổi ở trẻ em
Chuẩn bị một số thuốc thông thường có thể dùng đến: thuốc giảm đau hạ sốt theo số kg của trẻ (ibuprofen hoặc acetaminophen), thuốc chống dị ứng (antihistamin: hydrocortisone cream, aerius), thuốc bù nước, điện giải khi bị ói hay tiêu chảy, thuốc chống say tàu xe và thuốc riêng cho từng trè ví dụ trẻ bị suyễn, bệnh tim…
Chuẩn bị một túi sơ cứu vết thương: băng keo, băng cá nhân, gạc vô trùng, thuốc sát khuẩn như cồn hay betadine, kéo nhỏ, nhiệt kế, kem chống bỏng (burn ointment), miếng dán chống dính (nonstick sterile pads).
Nếu trẻ bị say tàu xe thì trước khi đi bạn tránh cho bé uống nước trái cây có vị chua, hoặc ăn nhiều chất béo. Trong khi đi hãy cho bé ăn nhẹ và thường xuyên tránh để trẻ đói. Mở cửa và khuyến khích trẻ giữ đầu thẳng và nhìn ra phía xa tốt hơn là đọc sách, chơi game hay xem tivi. Ngủ được cũng giúp trẻ tốt hơn.
Nếu bạn có kế hoạch đi bằng máy bay mà trẻ đang bị cảm hoặc có dâu hiêu viêm tai thì bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Nếu trẻ thật sự có viêm tai thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn hoãn chuyến bay đến khi trẻ khỏi bệnh để tránh đau tai nhiều hoặc vỡ màng nhĩ khi bay. Khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, nếu trẻ còn nhỏ nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình hoặc uống nước liên tục (trẻ ở tư thế ngồi). Nếu trẻ trên 3 tuổi cho trẻ mút kẹo cứng (lollipop), nhai kẹo chewing gum, khuyến khích trẻ ngáp thường xuyên.
Nếu trẻ bị suyễn bạn hãy chắc rằng bé đang được kiểm soát tốt. Hãy cho cả thuốc cắt cơn và ngừa cơn vào túi có thể luôn mang theo bên mình. Nếu bạn đi nước ngoài thì nên mang theo giấy chứng nhận sức khòe có ghi rõ tình trạng bệnh và toa thuốc có ghi tên thuốc hóa học (generic name) là cần thiết vì tên biệt dược (brand name) có thể khác nhau ở mỗi nước.
Ths-BS Phạm Thị Xuân Linh