Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng – Cha mẹ nên chăm sóc và hạ sốt cho bé như thế nào?

Tiêm phòng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm và biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi tiêm chủng.


trẻ bị sốt sau tiêm phòng 1

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng biểu hiện là: Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Bố mẹ nên làm gì nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).

Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

Giúp con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa

Tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm gần như là điều bắt buộc để quá trình phát triển của bé được khỏe mạnh. Dẫu biết là cần thiết nhưng mẹ cũng thường hay lo sợ khi trải qua “ải” này vì sợ bé bị sốt, khó chịu, quấy khóc…

Lo lắng cho con

Chị Thảo (TPHCM) trăn trở về những lần tiêm phòng vắc-xin cho con gái 4 tháng tuổi của mình: “Sau khi chủng ngừa, về đến nhà bé Ti cứ quấy khóc. Buổi chiều cháu bắt đầu sốt nhẹ, tiếp đó sốt cao hơn. Đêm đó, tôi và bà ngoại phải thức trông cháu. Ba cháu nóng ruột, cũng phải phụ bà và tôi lau mát và cho cháu uống thuốc hạ nhiệt. Thật tình, cả nhà ai cũng lo lắng”.

Cùng tâm trạng, chị Hạ Mi (Hà Nội) rất âu lo khi cu Bin (3 tháng tuổi) cứ hâm hấp sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, bú ít, … sau khi tiêm phòng.

Với mẹ, chích ngừa cho con là điều không dễ dàng. Cực chăm con đã đành, nhưng điều làm mẹ khổ nhất vì xót con. Vậy làm sao giúp cho con đỡ sốt, đỡ đau khi chích ngừa?

Theo Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa phòng khám Viện Pasteur, hiện đã có vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Vắc-xin này giảm các tác dụng không mong muốn, ít gây sốt, sưng tấy nơi tiêm1 và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài giúp phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm phổi, viêm màng não mủ do Heamophilus Influenzae týp B (Hib)… việc tiêm phòng loại vắc-xin này còn tiết kiệm được thời gian và số lần đi tiêm phòng do chỉ có một mũi tiêm.

Ít tác dụng phụ, bớt lo lắng

Sốt, sưng, đỏ, đau là những triệu chứng thường gặp sau khi tiêm phòng. Tất cả các triệu chứng nói trên thường tự khỏi trong vài ngày. Thường khi bé sốt nhẹ dưới 38o5, các bà mẹ nên dùng khăn mát lau cho bé. Nếu bé sốt cao trên 38o5, nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi.

Các mẹ có thể tư vấn các bác sĩ để biết thêm thông tin về vắc-xin phối hợp “ho gà vô bào”. Loại vắc-xin này chỉ chứa 3-5 kháng nguyên ho gà chọn lọc (khác với vắc-xin ho gà toàn tế bào chứa toàn bộ 3.000 kháng nguyên ho gà). Nhờ đó, trẻ sau khi tiêm vắc-xin này ít đau, ít sốt, ít bị đỏ và ít đau nhức tại chỗ tiêm1. Do ít số lần tiêm nên việc tiêm phòng vắc-xin này còn giúp mẹ dễ dàng theo dõi lịch tiêm cho bé và giảm bớt gánh nặng để việc tiêm phòng trở nên nhẹ nhàng và “dễ thở” hơn.

trẻ bị sốt sau tiêm phòng 2

Xử lý khi bé bị sốt sau tiêm phòng

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi được 3 tháng tuổi, sau khi tiêm phòng cháu bị sôt 38,5 độ, quấy khóc và có vẻ mệt mỏi, ngủ nhiều .Vậy những biểu hiện đó có nguy hiểm không và tôi có cần phải điều trị thuốc paracetamol cho cháu không ? Xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Lan Hương)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi, khi bé sốt như vậy nên nên dùng khăn mặt mát trườm cho bé. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol). Trên thực tế chưa có tai biến nào nguy hiểm trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

Sau khi tiêm ngừa bé thường có phản ứng sốt

Câu hỏi:

Bé nhà tôi được 4 tháng 3 ngày. Lần chích mũi 5 trong 1 thứ nhất bé cũng sốt, sau 2 ngày thì khỏi. Ngày 5 tháng 5 rồi bé có đi chích ngừa mũi 5 trong 1 lần thứ 2 tại trạm y tế của xã. Khi đó bé đang khò khè, nghẹt mũi, hơi ho. Trong khoảng 1 tháng trước đó có sốt vài lần và mỗi lần sốt đều đi khám tại bệnh viện, uống thuốc chữa viêm phế quản. Sau khi chích mũi thứ 2 được 4 tiếng, bé bắt đầu sốt, tôi đã theo dõi và hạ sốt bằng cách uống thuốc hạ sốt và lau ấm cho con, sau đó có hạ nhiệt. Tuy nhiên, về đêm bé sốt cao 39 độ, uống thuốc cũng không bớt. Khi sốt đến gần 40 độ thì tôi cho con đi bệnh viện.

Tại bệnh viện, bác sĩ chẩn bé bị viêm phế quản, cho nằm lại điều trị. Nằm viện bé liên tục sốt cao trên dưới 39 độ, cứ 6 tiếng lại uống thuốc hạ sốt 1 lần và thường xuyên lau ấm, đến ngày thứ 3 bé hạ sốt và được về vào buổi chiều. Đến tối bé quấy khóc rất nhiều, không sao dỗ được, khóc như rất đau đớn đến nỗi khàn hết giọng và không khóc nổi nữa, sau đó nổi ban đỏ hết người. Tôi lại cho bé đi viện do nghi ngờ dị ứng thuốc, do có uống thêm kháng sinh khi nằm viện. Bác sĩ cho đi xét nghiệm máu và siêu âm khối u, khối lồng, kết quả bình thường. Bác sĩ kết luận không rõ ràng và cho những vết đỏ mọc đầy người là do trời nóng.

Tôi biết không phải thế do tôi đã nói bác sĩ bé có chích ngừa và vừa nằm viện… Đây là bệnh viện nhi Đồng Nai. Con tôi sau 3 ngày nổi ban thì trở lại bình thường, hết ban và ăn uống lại. Bác sĩ cho tôi hỏi: Bé còn 1 mũi 5 trong 1 nữa có nên chích không? Trước khi chích có nên đi bệnh viện để kiểm tra không? Nếu không chích tại trạm y tế ở Đồng Nai, tôi có thể cho cháu chích tại Bệnh viện nhi đồng 2 không? Và sau khi chích có nên ở lại bệnh viện để theo dõi không? Cám ơn bác sĩ. (Phạm Thị Thủy)

Trả lời:

Thông thường sau tiêm ngừa mũi 5 trong1 các bé có phản ứng sốt, nhưng không kéo dài quá 2 ngày. Những mũi sau thường gây sốt nhiều hơn do trong cơ thể bé đã có kháng thể do những lần chích ngừa trước đó. Khi con bạn hoàn toàn khỏe , bạn có thể đưa cháu đi chích ngừa mũi thứ 3 tại các cơ sở y tế được phép chủng ngừa, nơi nào cũng được.

Trước khi chích ngừa bác sĩ sẽ thăm khám cho trẻ, để đảm bảo trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, như vậy khi chích ngừa sẽ tạo được miễn dịch tốt hơn. Và trước khi chích ngừa vài ngày trẻ phải được ngưng dùng kháng sinh, nhất là kháng viêm.

Sau khi chích ngừa trẻ thường được giữ lại ở cơ sở y tế khoảng 30 phút. Sau 30 phút nếu không có phản ứng tức thời gì thì trẻ sẽ được cho về nhà.

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con bị sốt sau khi chích ngừa

Mẹ bé Mon: Con em vài ngày nữa là được 2 tháng. Em định khám định kỳ lần này cho bé tiêm 6 trong 1 và uống ngừa tiêu chảy. Mà không biết như vậy có tốt không? Mà mũi tiêm 6 trong 1 và 5 trong 1 thì cái nào tốt hơn. Em cho bé chích ở Bệnh viện Hùng Vương.

Nghe nói bé chích ngừa về hay bị sốt. Khi em tham gia lớp học Tiền sản, thấy chị bác sĩ có hướng dẫn là em bé đang bình thường cứ cho uống 1 liều hạ sốt trước khi đi tiêm sẽ không bị sốt. Em không biết có được không? Mẹ nào có kinh nghiệm hướng dẫn em nhé! Nếu được thì nên uống vào lúc nào, trước 1 ngày hay trước khi chuẩn bị đi tiêm?

Mẹ bé Kem tư vấn: Bé nhà mình tiêm mũi thứ nhất 6 trong 1 trộm vía không bị sốt nên không áp dụng, nhưng mình nghe một chị mách là tiêm xong thì xoa nhẹ một miếng chanh lên vết tiêm, bé sẽ đỡ khó chịu hơn. Không biết là vì thế nào nhưng con nhà chị ấy đúng là không sốt và cũng không quấy thật. Mũi thứ 2 mình cũng sẽ thử xem sao.

Mẹ Bích Liên chia sẻ về vấn đề bé bị sốt sau tiêm chủng: Sốt hay không, sốt nhiều hay ít tuỳ cơ địa từng bé mà. Bé nhà mình sau khi tiêm 6in1 khoảng 3 tiếng bắt đầu quấy, đau theo cơn, cứ rên hừ hừ. Quấy khoảng 3 tiếng thì hết đau rồi mới sốt. Kinh nghiệm của mình như sau: sau khi tiêm, dùng bút khoanh vết tiêm lại, lấy lòng trắng trứng gà thoa bên ngoài vòng tròn vừa khoanh (để vết tiêm đỡ sưng tấy). Khi bé sốt, giã lá nhọ nồi đắp vào thóp, lòng bàn tay bàn chân bé (khi lá khô lại nhỏ ít nước vào). Tiêm lần 2, 3 bé sẽ đỡ quấy đỡ sốt hơn lần 1

Mẹ bé Cà Phê: Mình cũng đồng ý với mẹ Bích Liên. Sau 3 lần cho con tiêm phòng mình rút ra được kinh nghiệm là buổi sáng trước khi đi tiêm phòng thì mua sẵn 1 bó nhọ nồi, trong tủ lạnh có sẵn vài quả chanh, 1 củ khoai tây hoặc 1 quả trúng gà.

Con vừa tiêm xong có thể đắp 1 lát khoai tây hoặc 1 lát chanh, hoặc lòng trắng trứng vào vết tiêm như mẹ bichlien nói ở trên. Đắp như vậy là để giảm sưng tấy ở vết tiêm cho bé đỡ khó chịu chứ không phải là để giảm sốt đâu. Sau đó đi rửa sạch nắm lá nhọ nồi, tráng nước sôi để nguội rồi để 1 chỗ cho ráo nước. Con bắt đầu có hiện tượng sốt thì giã nắm lá đó ra, chắt lấy ít nước đun sôi lên cho con uống 1 chút, phần bã còn lại đắp lên thóp và gan bàn chân. Nếu bé sốt quá cao có thể lấy nước ấm lau người nhưng ko được để nước rớt lên người bé hoặc đắp vài lát chanh lên bẹn, thái dương, nách bé cũng có tác dụng tốt. Nhưng mình nghĩ quan trọng nhất là để bé mặt đồ thoáng và không được bật điều hòa.

Lần đầu mình không có kinh nghiệm, lúc đó lại vào mùa hè nên nghĩ bật điều hòa con sẽ dễ chịu ai ngờ khí lạnh từ điều hòa làm bít lỗ chân lông nên không thoát nóng ra được, khổ thân con sốt rõ lâu. Thường các bé chỉ sốt khoảng 1 ngày thôi, tùy theo cơ địa từng bé. Các mẹ cứ bình tĩnh là thành công 80% rồi.

Mẹ bé Miu: Mình thì làm thế này. Trước khi bé đi tiêm mình cho bé uống một thìa nước đường (giúp bé giảm đau khi tiêm). Tiếp đó để sẵn củ khoai tây trong tủ lạnh chờ bé đi tiêm về nhà mới cắt một lát mỏng đắt vào vết tiêm (mình không đắp ngay khi tiêm vì sợ ảnh hưởng đến thuốc) khi thấy miếng khoai khô thì thay miếng khác khoảng 3-4 miếng là ok. Không cần mũi dịch vụ 5/1 hay 2/1 2 bé nhà mình đều làm như vậy không hề sốt chỉ quấy một chút thôi.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x