Một người phụ nữ bị mắc bệnh đầu nhỏ nhưng đã vượt lên chính mình và thành công trong cuộc sống. Chị đã chia sẻ những kinh nghiệm mà mình trải qua.
- Những tâm sự đắng lòng ở nghĩa trang thai nhi online
- Tâm sự của một người mẹ: Tự tay phá thai cho con
- Khi tuổi “nếm trái cấm” ngày càng trẻ hóa
- Lặng thầm người phụ nữ 10 năm chôn cất gần 8 vạn hài nhi
Phóng viên người Brazil, Ana Carolina Caceres, 24 tuổi, sinh ra bị dị tật đầu nhỏ. Đây là dị tật bẩm sinh khi em bé có kích thước đầu nhỏ bất thường có thể kìm hãm sự phát triển của não. Tình trạng này bị nghi ngờ có liên quan đến virus Zika đang hoành hành trên thế giới.
Và giờ đây, sau nhiều năm, Caceres quyết định chia sẻ lại câu chuyện của mình.
Vào ngày tôi sinh ra, các bác sĩ nói rằng tôi sẽ không có cơ hội sống: “Cô bé không thể đi lại, cô bé không thể nói chuyện và sau này, cô bé sẽ sống thực vật cho đến lúc chết.” – Bác sĩ đã nói như vậy.
Nhưng cả bác sĩ, cũng như nhiều người khác, đã sai rồi.
Tôi lớn lên, đi học, vào đại học. Hôm nay, tôi là một nhà báo, một blogger.
Tôi chọn nghề báo để nói lên tiếng nói của những người như tôi, những người chưa từng được lên tiếng. Tôi muốn trở thành người phát ngôn cho những người mắc bệnh đầu nhỏ và tôi đã viết một cuốn sách, về cuộc sống của tôi cũng như những người khác mắc hội chứng này.
Tôi có thể nói rằng, hôm nay tôi là người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc.
Với sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ tại Brazil, nhu cầu thông tin quan trọng hơn bao giờ hết. Mọi người cần phải đặt những định kiến sang một bên và tìm hiểu về hội chứng này.
Bộ trưởng Y tế Brazil nói rằng đất nước này sẽ có một “thế hệ hư hỏng” vì chứng đầu nhỏ. Nếu tôi có thể nói chuyện với ông, tôi sẽ nói: “Chính tuyên bố của ông mới là điều hư hỏng, thưa ông.”
Bệnh đầu nhỏ là một điều bất ngờ. Bạn có thể gặp những vấn đề rất nghiêm trọng hoặc chẳng sao cả. Vì vậy, tôi tin rằng, những người phá thai vì mắc Zika đã không cho con cái họ cơ hội để thành công.
Tôi đã sống sót, cũng như nhiều người mắc bệnh đầu nhỏ khác, mẹ của chúng tôi đã không phá thai. Đó là lý do chúng tôi tồn tại.
Tất nhiên, đó không phải là điều dễ dàng. Cuộc sống của tôi và gia đình rất khó khăn. Cha tôi là một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm. Khi tôi sinh ra, cha thất nghiệp. Mẹ chỉ là một y tá. Bảo hiểm y tế có thể chi trả một khoản tiền sinh đẻ nhưng chi phí xét nghiệm đắt tiền thì không.
Cả gia đình, họ hàng cùng nhau giúp đỡ cha mẹ tôi. Cô, dì, chú, bác và những người khác. Mọi người giúp đỡ hết sức để trang trải chi phí.
Tôi trải qua 5 lần phẫu thuật. Ca đầu tiên chỉ 9 ngày sau khi sinh vì tôi không thở như bình thường. Tôi bị co giật. Đây là vấn đề mà tất cả người đầu nhỏ đều gặp phải. Chỉ cần uống thuốc là được.
Tôi phải dùng thuốc đến năm tôi 12 tuổi, sau đó tôi ngừng hẳn. Bây giờ, tôi thậm chí có thể chơi đàn violin.
Vì vậy, khi tôi đọc được thông tin các nhà hoạt động tại Brazil kêu gọi Tòa án tối cao cho phép các bà mẹ phá thai khi phát hiện trường hợp mắc bệnh đầu nhỏ, tôi cảm thấy bị xúc phạm và cần phản biện.
Tôi tin rằng, phá thai chỉ là một nỗ lực thiển cận để giải quyết vấn đề. Điều quan trọng nhất là phương pháp điều trị cho mẹ và bé: Cần tư vấn cho phụ huynh và người thân, đồng thời tiến hành vật lý trị liệu, điều trị thần kinh cho các bé sinh ra với tật đầu nhỏ.
Tôi biết chắc bệnh đầu nhỏ có thể gây ra những hậu quả nghiệm trọng hơn những gì tôi đã trải qua và tôi biết rằng, không phải ai mắc bệnh đầu nhỏ cũng may mắn có cuộc sống như tôi.
Nhưng những gì tôi khuyên các bà mẹ, những phụ nữ đang mang thai là họ hãy bình tĩnh. Đầu nhỏ là một cái tên xấu xí nhưng nó không phải là quái vật hung ác.
Hãy thực hiện những bài kiểm tra tiền sinh sản thật sớm và hãy đến gặp những nhà thần kinh học để được tư vấn trước khi sinh con.
Ngoài ra, những bà mẹ có con mắc bệnh đầu nhỏ có thể lên Facebook tham gia hội của các mẹ có con mắc bệnh tương tự để học hỏi kinh nghiệm sống và nuôi dạy con.
Nếu vẫn có những cha mẹ quyết định phá thai, tôi cũng không có gì để nói. Tôi nghĩ rằng, đó là lựa chọn của họ. Nhưng họ cần biết tất cả sự thật trước khi quyết định.
Nguồn: BBC