Vào tuần thứ 12 sau khi siêu âm, phát hiện đứa con trong bụng mang dị tật hiếm gặp là phát triển trái tim ngoài cơ thể nhưng người mẹ ở Anh này đã từ chối phá thai với ước nguyện phép lạ sẽ giúp cho con cô được sống.
- 19 giây – phá thai : tội ác và sự khủng hoảng lương tâm
- Dính buồng tử cung do nạo phá thai
- Xót lòng trẻ phá thai vì bị “quất ngựa truy phong”
- Mỗi ngày có 2.000 bé gái Ấn Độ bị tước đoạt quyền được sống
Cô Samantha Kerr, một sản phụ 33 tuổi ở Maidstone, Kent đã hạnh phúc biết bao khi được bác sĩ thông báo mình đã mang thai lần nữa dù trước đó vài tháng bị sẩy thai. Nhưng niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu thì vào tuần thứ 12 của thai kỳ, theo kết quả siêu âm Kerr được thông báo là thai nhi của cô gặp vấn đề dị thường : trái tim của bé nhô ra khỏi lồng ngực và lớn dần lên ngoài cơ thể em.
Thai nhi được chẩn đoán bị dị tật hiếm có khi trái tim phát triển ngoài cơ thể và tỷ lệ của trẻ mắc triệu chứng này vô cùng hiếm hoi, chiếm tầng suất 1/8 triệu ca sinh nở.
Các bác sĩ đã cảnh báo cơ hội sống của bé vô cùng thấp vì 90% trẻ mang dị tật này sẽ chết non hoặc sau khi chào đời 3 ngày sẽ chết, dù vậy, hai vợ chồng là Kerr & Dennis vẫn từ chối phá thai để dành cho con một cơ hội sống. Họ đặt tên cho bé là Gabriel với ước nguyện rằng phép lạ sẽ xảy ra.
Các bác sĩ còn cảnh báo thêm, dù có cơ hội sống sót đi chăng nữa, Gabriel vẫn sẽ phải đối mặt với các cuộc phẫu thuật nối ghép tim và phần ngực lại với nhau. Một giảng viên khoa Sản cho biết : “Mặc dù rất đau lòng nhưng chúng tôi đã quyết định chấm dứt thai kỳ, cơ hội sống sót của bé quá thấp. Tuy nhiên, cha mẹ của bé vẫn kiên quyết không phá thai”.
Từ đây cho tới lúc em bé ra đời, hai vợ chồng Kerr và Dennis đếm ngược từng giây với lòng háo hức được chào đón con yêu nhưng họ cũng không giấu giếm nỗi lo lắng vì không biết rằng có cơ hội cho ngày đó hay không.
Chuyên gia tư vấn tim mạch thai nhi, tiến sĩ Gurleen Sharland của bệnh viện Evelina, London cho biết : “Hiện tượng trái tim phát triển bên ngoài cơ thể có nguyên nhân từ một khiếm khuyết trong thành ngực làm dẫn đến một phần hoặc cả trái tim phát triển ra bên ngoài. Những em bé mắc phải biến chứng này đôi khi vẫn được sinh ra nhưng việc duy trì sự sống là vô cùng khó. Khi thực hiện phẫu thuật nối ghép lại tim sẽ cho tỷ lệ thành công thấp bởi trẻ sơ sinh còn quá bé.”
Đường Hy Vọng ( Lược dịch từ Daily Mail)