“Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm nếu thực hiện việc phá thai trái phép gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại về sức khỏe cho người mang thai. Hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho trẻ vị thành niên sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm tù.” ( dự thảo Luật hình sự sửa đổi)
- Người đàn bà ‘trần gian có một’
- Nghĩa trang hài nhi đẫm nước mắt trên núi Hòn Thơm
- Nạo phá thai chính là “cướp đi sự sống của con người”
- Tâm sự lúc mang thai (1)
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người phá thai cao nhất trên thế giới trong đó trẻ vị thành niên chiếm từ 5-7%. Đây là một thực trang đáng lo ngại. Theo luật hiện hành thì không đươc phá thai trên 22 tuần tuổi. Tuy nhiên, việc này vẫn diễn ra tại các phòng phá thai tư nhân, có những ca nặng còn tước đi mạng sống của các thai phụ hoặc làm mất khả năng sinh sản của họ, điều này kéo theo những khía cạnh bất ổn về tâm lý, xã hội và còn cả về vấn đề kinh tế còn hơn sinh và nuôi một đứa trẻ. Theo đánh giá của các nhà bảo vệ quyền sống của thai nhi, điểm mới trong dự thảo đó chính là quy định về việc “cấm phá thai cho trẻ vị thành niên” và “. Hành vi phá thai đối với nhiều người” . Tuy nhiên, hình phạt cho tội này còn quá nhỏ so với hành vi của việc này gây ra.
Quan điểm nhìn nhận thai nhi là một con người sẽ giúp đưa luật cấm phá thai vào luật ( một số quốc gia đã thực hiện). Tại Việt Nam, trong những năm gấn đây, cũng có khá nhiều các tổ chức bảo vệ quyền sống của thai nhi, và cũng khá nhiều người dần ý thức sự nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên, đây vẫn là một cuộc chiến gay go, vì những chính sách như “ mỗi gia đình chỉ nên có 1 hoặc hai con”, các nỗi lo lắng về kinh tế, định kiến xã hội… luôn tỏ ra có ưu thế trong việc quyết định của người phụ nữ.